Gỡ vướng từ bất cập trong quy định
Về giấy phép quy hoạch đô thị và giấy phép quy hoạch xây dựng, khoản 17 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, những trường hợp xây dựng trong đô thị phải xin giấy phép quy hoạch đô thị để làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị, trừ nhà ở. Trong đó, nội dung giấy phép quy hoạch bao gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực chủ đầu tư được giao đầu tư, thời hạn của giấy phép quy hoạch. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch đô thị được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho dự án trong các đô thị tỉnh lỵ, các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong các đô thị và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các dự án còn lại.
Còn đối với giấy phép quy hoạch xây dựng, Điều 47 Luật Xây dựng quy định giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt. Nội dung giấy phép quy hoạch xây dựng gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực dự án, thời hạn của giấy phép quy hoạch xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia; và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng còn lại.
Rõ ràng, nếu xét ở phạm vi quy định riêng lẻ từng thủ tục, các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch đô thị và cấp giấy phép quy hoạch xây dựng đều có sự hợp lý do đều có mục tiêu quản lý nhà nước rõ ràng. Tuy nhiên, nếu xét trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì mới bộc lộ những bất cập, chồng chéo, trùng lặp về mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước. Khi xem xét các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch với thủ tục phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thì dễ nhận thấy sự trùng lặp về cơ quan có thẩm quyền giải quyết và có cùng kết quả giải quyết là các yêu cầu về quy hoạch của Nhà nước đối với một dự án cụ thể để nhà đầu tư lập quy hoạch, hay có thể gọi là “Đề bài” cho chủ đầu tư lập quy hoạch. Việc quản lý quy hoạch theo các đề bài này đã được xem xét trong nhiệm vụ quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hay khi xem xét với thủ tục quyết định chủ trương đầu tư cũng cho thấy sự trùng lặp, chồng chéo tương tự về nội dung và thẩm quyền. Về thẩm quyền, hai thủ tục cũng đều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải quyết trên cơ sở tham mưu của cơ quan chuyên môn. Trong quá trình quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch thẩm định và tham mưu về quy hoạch đối với đề xuất của nhà đầu tư. Về nội dung, theo nội dung giấy phép quy hoạch nêu trên, rõ ràng đã có sự trùng lặp với Quyết định chủ trương đầu tư khi một lần nữa lại xác định tên chủ đầu tư, phạm vi, ranh giới, quy mô đất đai, các yêu cầu về công tác quy hoạch. Các nội dung nêu trên là những nội dung cơ bản của Quyết định chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư đối với một dự án nhất định. Hơn nữa, xét về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà đầu tư phải là đơn vị chịu trách nhiệm về các nội dung, ý tưởng về quy hoạch và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết. Cơ quan nhà nước đã quản lý kết quả của việc lập quy hoạch chi tiết, đảm bảo bản quy hoạch chi tiết tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch phát triển của địa phương bằng biện pháp phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và phê duyệt quy hoạch chi tiết. Chính vì vậy, việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch đô thị tại Điều 71 Luật Quy hoạch đô thị và bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch xây dựng tại Điều 47 Luật Xây dựng không chỉ cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mà còn cắt giảm, đơn giản hóa quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.
Về chứng chỉ quy hoạch, khoản 16 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác. Như vậy, thực chất, thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch chính là việc cung cấp thông tin về quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Tuy nhiên, việc quy định tên gọi thiếu thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến không thống nhất trong cách hiểu và triển khai thực hiện. Việc bãi bỏ quy định này tại Điều 56 Luật Quy hoạch đô thị nhằm giảm thủ tục hành chính, đảm bảo việc triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong công tác cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ trong quá trình quản lý và hoạt động xây dựng.
Một số điểm mới khác
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch cũng tập trung sửa đổi một số quy định đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Luật quy hoạch năm 2017 theo hướng thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại, là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Theo đó, luật bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm) đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đây được xem là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đảm bảo công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Chẳng hạn, Luật giao thông đường bộ quy định một trong những điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ là phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải. Tuy nhiên quy định này đã được bãi bỏ theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018. Đây là quy định quan trọng để góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, Luật cũng được quy định thống nhất, cụ thể về loại, cấp, phạm vi lập quy hoạch, nội dung cơ bản của quy hoạch, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong các luật chuyên ngành và bảo đảm không có sự trùng lặp về nội dung giữa các loại quy hoạch, thống nhất với tên quy hoạch, tuân thủ nguyên tắc cơ bản của hoạt động quy hoạch tại quy định Luật Quy hoạch. Ví dụ như, đối với cấp tỉnh, tích hợp nội dung quy hoạch xây dựng tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các quy hoạch kết cấu hạ tầng khác trong một bản quy hoạch tỉnh. Đồng thời, quy định chặt chẽ hơn quy trình, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng để bảo đảm sự ổn định của hệ thống quy hoạch./.
NHH, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
Về giấy phép quy hoạch đô thị và giấy phép quy hoạch xây dựng, khoản 17 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, những trường hợp xây dựng trong đô thị phải xin giấy phép quy hoạch đô thị để làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị, trừ nhà ở. Trong đó, nội dung giấy phép quy hoạch bao gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực chủ đầu tư được giao đầu tư, thời hạn của giấy phép quy hoạch. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch đô thị được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho dự án trong các đô thị tỉnh lỵ, các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong các đô thị và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các dự án còn lại.
Còn đối với giấy phép quy hoạch xây dựng, Điều 47 Luật Xây dựng quy định giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt. Nội dung giấy phép quy hoạch xây dựng gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực dự án, thời hạn của giấy phép quy hoạch xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia; và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng còn lại.
Rõ ràng, nếu xét ở phạm vi quy định riêng lẻ từng thủ tục, các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch đô thị và cấp giấy phép quy hoạch xây dựng đều có sự hợp lý do đều có mục tiêu quản lý nhà nước rõ ràng. Tuy nhiên, nếu xét trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì mới bộc lộ những bất cập, chồng chéo, trùng lặp về mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước. Khi xem xét các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch với thủ tục phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thì dễ nhận thấy sự trùng lặp về cơ quan có thẩm quyền giải quyết và có cùng kết quả giải quyết là các yêu cầu về quy hoạch của Nhà nước đối với một dự án cụ thể để nhà đầu tư lập quy hoạch, hay có thể gọi là “Đề bài” cho chủ đầu tư lập quy hoạch. Việc quản lý quy hoạch theo các đề bài này đã được xem xét trong nhiệm vụ quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hay khi xem xét với thủ tục quyết định chủ trương đầu tư cũng cho thấy sự trùng lặp, chồng chéo tương tự về nội dung và thẩm quyền. Về thẩm quyền, hai thủ tục cũng đều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải quyết trên cơ sở tham mưu của cơ quan chuyên môn. Trong quá trình quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch thẩm định và tham mưu về quy hoạch đối với đề xuất của nhà đầu tư. Về nội dung, theo nội dung giấy phép quy hoạch nêu trên, rõ ràng đã có sự trùng lặp với Quyết định chủ trương đầu tư khi một lần nữa lại xác định tên chủ đầu tư, phạm vi, ranh giới, quy mô đất đai, các yêu cầu về công tác quy hoạch. Các nội dung nêu trên là những nội dung cơ bản của Quyết định chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư đối với một dự án nhất định. Hơn nữa, xét về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà đầu tư phải là đơn vị chịu trách nhiệm về các nội dung, ý tưởng về quy hoạch và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết. Cơ quan nhà nước đã quản lý kết quả của việc lập quy hoạch chi tiết, đảm bảo bản quy hoạch chi tiết tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch phát triển của địa phương bằng biện pháp phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và phê duyệt quy hoạch chi tiết. Chính vì vậy, việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch đô thị tại Điều 71 Luật Quy hoạch đô thị và bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch xây dựng tại Điều 47 Luật Xây dựng không chỉ cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mà còn cắt giảm, đơn giản hóa quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.
Về chứng chỉ quy hoạch, khoản 16 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác. Như vậy, thực chất, thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch chính là việc cung cấp thông tin về quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Tuy nhiên, việc quy định tên gọi thiếu thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến không thống nhất trong cách hiểu và triển khai thực hiện. Việc bãi bỏ quy định này tại Điều 56 Luật Quy hoạch đô thị nhằm giảm thủ tục hành chính, đảm bảo việc triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong công tác cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ trong quá trình quản lý và hoạt động xây dựng.
Một số điểm mới khác
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch cũng tập trung sửa đổi một số quy định đảm bảo phù hợp với các quy định mới của Luật quy hoạch năm 2017 theo hướng thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại, là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Theo đó, luật bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm) đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đây được xem là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đảm bảo công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Chẳng hạn, Luật giao thông đường bộ quy định một trong những điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ là phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải. Tuy nhiên quy định này đã được bãi bỏ theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018. Đây là quy định quan trọng để góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, Luật cũng được quy định thống nhất, cụ thể về loại, cấp, phạm vi lập quy hoạch, nội dung cơ bản của quy hoạch, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong các luật chuyên ngành và bảo đảm không có sự trùng lặp về nội dung giữa các loại quy hoạch, thống nhất với tên quy hoạch, tuân thủ nguyên tắc cơ bản của hoạt động quy hoạch tại quy định Luật Quy hoạch. Ví dụ như, đối với cấp tỉnh, tích hợp nội dung quy hoạch xây dựng tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các quy hoạch kết cấu hạ tầng khác trong một bản quy hoạch tỉnh. Đồng thời, quy định chặt chẽ hơn quy trình, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng để bảo đảm sự ổn định của hệ thống quy hoạch./.
NHH, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
Doanh nghiệp