Các chỉ tiêu nợ công được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn

Đây là đánh giá của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tại cuộc họp báo chuyên đề về tình hình nợ công diễn ra ngày 7/6. 
Các chỉ tiêu nợ đều đảm bảo giới hạn cho phép
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng phòng Kế hoạch và quản lý rủi ro (Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại), năm 2018 với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, huy động và trả nợ công, nợ Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đó, các chỉ tiêu nợ được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo các nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Cùng với đó, việc huy động vốn vay của Chính phủ theo đúng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch trung hạn và hàng năm. Các kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đa dạng hóa, tập trung vào kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, chiếm tới trên 90% tổng khối lượng huy động để tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ với mức lãi suất hợp lý. Cơ quan quản lý cũng chủ động công khai đầy đủ kịp thời thông tin về khung điều kiện vay ODA, vay ưu đãi của nhà tài trợ; thường xuyên giám sát hạn mức vay ODA và vay ưu đãi cho đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó, đến 31/12/2018, nợ công ước thực hiện 58,4%, thấp hơn mục tiêu dưới hoặc bằng 65%; nợ chính phủ đạt 50% thấp hơn mục tiêu dưới 54%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trên thu NSNN là 15,9% trong khi mục tiêu là dưới hoặc bằng 25%; nợ nước ngoài quốc gia đạt 46%, trong khi mục tiêu là dưới 50%; kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm là 12,7 năm trong khi mục tiêu là từ 6-8 năm.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<< 

Đạt được kết quả này, theo ông Võ Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, ngoài việc kinh tế vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch, thì công tác điều hành chính sách tài khoá góp phần quan trọng. Cụ thể, giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài chậm hơn dự kiến và biến động tỷ giá được kiểm soát tốt, đã góp phần giảm quy mô nợ nước ngoài của Chính phủ khi quy ra đồng Việt Nam. Các khoản bảo lãnh của Chính phủ được kiểm soát chặt chẽ, không cấp bảo lãnh mới cho DN vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn đã góp phần giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài.
 
Mặc dù quy mô danh mục nợ chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt, song Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho rằng, cùng với ảnh hưởng của việc tốt nghiệp IDA (dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ hiệp hội phát triển quốc tế), các chỉ tiêu chi phí, rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài có xu hướng kém thuận lợi hơn trước. Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm. Theo đó, năm 2019 có tới 9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021 tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối NSNN. Mặt khác, trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, nên sẽ thiếu hụt nguồn vay vốn dài hạn, ưu đãi cho đầu tư, thay vào đó là phải huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều. Trong khi đó, với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với năm 2015 là 6,6%/năm. Cùng với đó, tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên, song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào một số đồng tiền chủ đạo có biến động lớn như JPY, USD và EUR.
 
Doanh nghiệp tự vay tự trả nợ
 
Để tăng cường kiểm soát nợ công trong thời gian tới, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại nhận định, ngoài việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại NSNN, cần tổ chức đánh giá nhu cầu vay của các bộ, ngành địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ; hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh chính phủ sau năm 2020. Đồng thời, cần triển khai các công cụ quản lý nợ phục vụ việc xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 trình Quốc hội quyết định. Mặt khác, tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, TPCP theo hướng đa dạng hoá công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Một giải pháp quan trọng nữa là kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của DN và tổ chức tín dụng.
 
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay, ông Hiển cho biết, nhìn chung các nguồn vốn vay đều được tập trung ưu tiên cho dự án quan trọng cấp bách. Đến nay, các dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi rủi ro, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
 
Liên quan đến tình hình huy động vốn trong 5 tháng đầu năm, bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến 31/5/2019, Kho bạc Nhà nước đã phát hành được 93.980 tỷ đồng. Khối lượng thanh toán gồm cả nợ trong và ngoài nước ước đạt 149.867 tỷ đồng, trong đó thanh toán gốc khoảng hơn 100.000 tỷ đồng, trả lãi 49.826 tỷ đồng.

 >>>xem thêm  Phát hành Trái phiếu Chính phủ và hiệu quả đối với tái cơ cấu nợ công ở Việt NamNhận diện thách thức và giải pháp cơ cấu lại NSNN và nợ công tại Việt Nam<<<

Hương Quỳnh

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404