Cần phải tránh tái diễn tình trạng đầu tư dở dang, dàn trải

Qua nhiều phiên thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS), 3 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), sáng 3/6, nội dung về phân bổ, sử dụng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016 - 2020 vẫn là chủ đề được ĐBQH thảo luận sôi nổi.

Chỉ phân bổ dự án khi đảm bảo được nguồn

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), cách đây 6 tháng, Quốc hội đã thảo luận và khẳng định Chính phủ không thuyết minh được nguồn để sử dụng dự phòng, nên nếu đồng ý cho chia phần vốn dự phòng sẽ thiếu khoảng 155 nghìn tỷ đồng trái với quy định của Luật Đầu tư công và làm cho các dự án đang triển khai đã thiếu tiền càng thiếu tiền thêm. Các dự án mới cũng không có nhiều tiền để thực hiện.

Vì vậy, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 71 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và đề ra nguyên tắc “sử dụng dự phòng chung trên cơ sở bảo đảm khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách nhà nước hàng năm”; đồng thời cũng giao cho Chính phủ chuẩn bị lại, báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<< 

Để có thể sử dụng dự phòng chung theo đúng nguyên tắc của Nghị quyết 71 và Luật Đầu tư công, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, chỉ có hai cách, hoặc phải tìm nguồn khả thi để bổ sung tiền, hoặc rà soát cắt giảm mức vốn trung hạn đã giao cho các dự án để tạo nguồn triển khai các dự án dự kiến sử dụng dự phòng chung.

Tuy nhiên đến nay, ngoài phương án phân bổ thì chưa có thêm thuyết minh bổ sung nguồn hay phương án cắt giảm điều chỉnh các dự án để tạo nguồn triển khai các dự án dự kiến sử dụng dự phòng. Nếu phân bổ dự phòng thì mức vốn trung hạn giao cho các bộ, ngành, địa phương của năm 2020 sẽ là 372 nghìn tỷ đồng, trong khi đó nguồn thu của năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 217 nghìn tỷ đồng.

“Nếu quyết tâm thực hiện theo phương án phân bổ này thì hệ quả sẽ là đầu tư dàn trải, tạo cơ chế xin cho và xin cho là chắc chắn khi cam kết chi vượt khả năng thu xếp tiền” - đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh. Hơn nữa, hầu hết các dự án mới không đủ điều kiện để đưa vào kế hoạch; nhiều dự án chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên theo Nghị quyết 26, Nghị quyết 71…

Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu rõ nguồn dự phòng ngân sách hàng năm là để khắc phục thiên tai, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách chưa được dự toán; tăng thu, tiết kiệm chi… với thứ tự ưu tiên đã quy định tại Luật Ngân sách nhà nước là giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bổ sung quỹ dự trữ tài chính…

Tạo áp lực lớn cho kế hoạch đầu tư giai đoạn sau

Còn theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), việc bổ sung khoảng gần 400 dự án mới từ nguồn dự phòng chung của KHĐTCTH giai đoạn 2016 – 2020 theo phương án được trình chưa đáp ứng yêu cầu của Luật Đầu tư công. Bởi, phần lớn các dự án chưa có quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, nên chưa thể làm rõ về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của dự án cũng như chưa biết về thời gian, tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, phương án được trình cũng chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để thực hiện dự án.

Theo tờ trình, sẽ bổ sung thêm nguồn vốn ưu tiên chi cho đầu tư từ các nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm, tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có)… để thực hiện. Trường hợp không bù đắp được sẽ tiếp tục cân đối bằng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương hàng năm của KHĐTCTH giai đoạn 2021 – 2025.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, phương án này không khả thi và trường hợp nếu có vốn để bố trí thì cũng chỉ được một phần nhỏ để thực hiện dự án, không đủ để hoàn thành trong giai đoạn này.

“Gần như chắc chắn các dự án sẽ phải chuyển sang kế hoạch giai đoạn sau. Điều này tạo áp lực cho KHĐTCTH giai đoạn sau, khó bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt” - đại biểu Nguyễn Trường Giang nói.

Do đó, đại biểu đề nghị chưa bổ sung các dự án mới từ nguồn dự phòng chung, trừ các dự án thực sự cần thiết, bất khả kháng, cấp bách theo đúng quy định tại khoản 6 Nghị quyết 26.

Đồng tình với các phân tích của đại biểu Hoàng Quang Hàm và Nguyễn Trường Giang, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) nêu rõ nguyên tắc trong quản lý ngân sách là nếu không đảm bảo về nguồn thì phải giảm chi. Nếu cứ bổ sung dự án khi không có nguồn thì sẽ dẫn đến dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư công.

Tuy nhiên, do thời gian còn lại của KHĐTCTH giai đoạn này đã gấp (còn 1,5 năm), đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tiếp tục đánh giá khả năng cân đối nguồn để có nguồn đến đâu thì chuẩn bị dự án đến đó, sau đó báo cáo UBTVQH quyết định. UBTVQH sẽ báo cáo lại Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để đảm bảo kịp thời, cũng như đảm bảo phù hợp các quy định của luật pháp hiện hành, tránh lãng phí nếu trong trường hợp có nguồn bố trí được.

Ngoài ra, trên cơ sở xử lý tình huống này, đại biểu Trần Văn Lâm cũng đề nghị Quốc hội cần cụ thể hóa vào Luật Đầu tư công đang nghiên cứu sửa đổi việc xử lý phân bổ dự phòng trong các kỳ ngân sách tới cho thuận lợi, hiệu quả chặt chẽ trong các lần sau./.

>>>Xem thêm Tọa đàm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công<<<

Chưa quyết định thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án KHĐTCTH

Liên quan đến thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án KHĐTCTH, UBTVQH xin ý kiến đại biểu Quốc hội theo 2 phương án:

Phương án 1: UBTVQH và đa số đại biểu Quốc hội đề nghị quy định Quốc hội quyết định Kế hoạch ĐTCTH bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương theo đúng tinh thần của Hiến pháp.

Phương án 2: Chính phủ và một số đại biểu đề nghị quy định Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo KHĐTCTH được Quốc hội thông qua, vì quy định Quốc hội quyết định danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án sẽ dẫn tới mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Mặt khác, danh mục dự án cần qua nhiều bước để xác định thông tin nên cần có thời gian, nếu có thay đổi sẽ phải thực hiện các thủ tục báo cáo Quốc hội tại kỳ họp; tính linh hoạt trong điều hành KHĐTCTH sẽ hạn chế. Vì vậy, để tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính đề nghị giao Chính phủ thẩm quyền quyết định danh mục dự án, bảo đảm linh hoạt, sát thực tế trong điều hành KHĐTCTH.

Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 1, đã có 234/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 48,35%) và có 174/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 35,95%).

Với phương án 2, đã có 206/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 42,56%) và có 204/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,15%).

Như vậy, kết quả biểu quyết cho thấy cả 2 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành./.

D.T

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404