Chính Sách Thuế Thu Hút DN Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

có nhiều loại công cụ chính sách được sử dụng, trong đó có chính sách thuế.

 

 

Chính Sách Thuế Thu Hút DN Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Bài viết đánh giá thực trạng chính sách thuế nhằm thu hút doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những vấn đề đối với chính sách thuế trong điều kiện mới và đề xuất một số khuyến nghị về chính sách nhằm thu hút FDI hiệu quả.

Khái quát chính sách thuế thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam

Thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) đầu tư tại Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới. Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu hút DN FDI đầu tư vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) cụ thể. Chính sách thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập DN (TNDN), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu về đất. Có thể nhận diện những thay đổi về chính sách thuế theo 4 giai đoạn cải cách thuế sau:

Giai đoạn cải cách thuế bước 1

Để hiện thực hóa chủ trương “phải tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài với mức cao nhất” của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội VI, Chính phủ, Quốc hội đã xây dựng và thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/1987.

Luật này đã tạo khung pháp lý cơ bản để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như: Bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; quy định về các hình thức đầu tư, thủ tục đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

- Về thuế TNDN: 

Trong giai đoạn cải cách thuế bước 1 (bắt đầu từ cuối những năm 1980), DN FDI được áp dụng thuế suất thuế phổ thông của thuế lợi tức ở mức 25%. Trong khi đó, các DN trong nước áp dụng các mức thuế suất thuế lợi tức 30%, 40% và 50% tùy theo ngành nghề kinh doanh (Luật Thuế lợi tức năm 1990). Ngoài ra, DN FDI còn được hưởng các mức thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư; được miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp tối đa trong 4 năm tiếp theo, tùy theo ngành nghề đầu tư hoặc địa bàn hoạt động. Trường hợp DN sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì được hoàn lại số thuế lợi tức đã nộp cho phần lợi tức sử dụng để tái đầu tư.

- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 

Để thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 quy định một số trường hợp miễn thuế như: Tài sản cố định của DN FDI nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu; hàng tạm nhập tái xuất để dự hội chợ triển lãm; hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ khoa học, giáo dục, đào tạo... .

Giai đoạn cải cách thuế bước 2

Từ năm 1995, Việt Nam thực hiện cải cách thuế bước 2 trong bối cảnh đã mở cửa nền kinh tế với việc tham gia một số hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

- Về thuế TNDN: Theo Luật Thuế TNDN năm 1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 đến hết năm 2003, DN FDI được áp dụng thuế suất phổ thông 25% trong khi các DN trong nước áp dụng thuế suất phổ thông 32%. Về ưu đãi thuế, DN FDI được miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo và có thể lên đến 4 năm nếu đạt nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư. Đối với trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế cho DN FDI lên đến 8 năm. Nhìn chung, mức độ ưu đãi thuế TNDN cho DN FDI trong giai đoạn này cao hơn DN trong nước.

- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Theo Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, việc ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng được thực hiện thống nhất giữa DN trong nước với DN FDI. Định hướng ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của giai đoạn này là khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hơn là hàng thuế TNDN; khuyến khích xuất khẩu hàng đã qua chế biến hơn là nguyên liệu thô.

- Về các khoản thu liên quan đến đất đai: Sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các quy định tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường. Các chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước được hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ; các quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các DN nói chung và DN FDI nói riêng.

Giai đoạn cải cách thuế bước 3

Theo Bộ Tài chính (2018), giai đoạn 2001-2010, nền kinh tế đã có những bước phát triển khá sau nhiều năm thu hút vốn FDI và áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế giai đoạn 3 với trọng tâm của cải cách là hướng vào thực hiện 3 mục tiêu: Đơn giản, công bằng, hiệu quả.

Điều này có nghĩa là, việc thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn FDI nói riêng, không chỉ dựa trên cơ sở ưu đãi thuế mà còn dựa trên cơ sở cải cách toàn diện hệ thống thuế để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và công bằng.

- Về thuế TNDN: Luật Thuế TNDN năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004, đã thống nhất nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế giữa DN trong nước với DN FDI. Theo đó, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN là 28%. Mức thuế suất này được điều chỉnh giảm xuống 25% kể từ ngày 1/1/2009 theo Luật Thuế TNDN (sửa đổi) năm 2008.

Giai đoạn này, các DN thành lập mới tiếp tục được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10%, 15% và 20% tùy theo lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, các DN còn được hưởng ưu đãi về thu nhập miễn thuế đối với một số khoản thu nhập do từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, từ sản xuất sản phẩm thử nghiệm…

- Về quản lý thuế: Một điểm nhấn quan trọng trong chính sách thuế là việc lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý chung về quản lý thuế được ban hành với sự ra đời của Luật Quản lý thuế 2006, áp dụng từ 1/7/2007. Sau đó là hàng loạt những thay đổi của chính sách và pháp luật thuế theo hướng công khai, đơn giản, minh bạch; hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Trong giai đoạn này, chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục kế thừa các ưu đãi thuế của giai đoạn trước. Theo đó, việc miễn thuế nhập khẩu tiếp tục được duy trì đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu; máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư; miễn thuế đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo…

Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng với việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trở thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2007… Đi cùng với quá trình đó là việc cắt giảm thuế nhập khẩu và hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Về các khoản thu liên quan đến đất đai: Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế mặt nước nhằm hỗ trợ DN đầu tư và kinh doanh. Trong các nghị định này, Chính phủ đã quy định các chính sách miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước với các dự án khuyến khích đầu tư theo lĩnh vực hoặc địa bàn đầu tư, lĩnh vực xã hội hóa…

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404