"ĐIỂM MỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2020" - Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào? Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 đã có những đổi mới đáng kể. Nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng hội nhập chung của thế giới vào Việt Nam ta. Luật doanh nghiệp 2020 đã tạo ra lộ trình thông thoáng thúc đẩy nhiều doanh nghiệp được thành lập mới trong nước. Giúp phát triển tự do kinh doanh và phát triển kinh tế tư nhân.
Với nhiều điểm mới sửa đổi, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và thời gian trong quá trình khởi sự kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020. Dưới đây là tổng hợp 06 thay đổi quan trọng của Luật này từ ngày 01/01/2021
Xem thêm:
- Đặt tên địa điểm kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2020
- Quy định về con dấu theo Luật doanh nghiệp 2020
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một thành viên tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2020)
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại Đà Nẵng
1. Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 quy định một một số đối tương bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2020, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng, thuế;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 bổ sung thêm 01 đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là “Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự”.
2. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp
Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Từ năm 2021, ngoài quy định về chữ viết nêu trên thì tại khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm yêu cầu, tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” (hiện nay chỉ áp dụng với chi nhánh, văn phòng đại diện).
3. Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngày
Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.
4. Quy định về con dấu theo quy định mới
Thứ nhất, Chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận tên điều luật là “Dấu của doanh nghiệp” trong khi Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nội dung này với tên “Con dấu của doanh nghiệp”. Sự khác biệt này chính từ sự ghi nhận hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử là một hình thức mới của dấu doanh nghiệp.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định 02 hình thức của dấu doanh nghiệp, bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
Cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì “chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử .
Bởi vậy, hiện nay việc đóng dấu trực tiếp vào các văn bản đang dần trở nên không cần thiết theo quy định pháp luật. Trước kia, theo quy định Luật doanh nghiệp 2014, “con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu”.
Theo đó, hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại của các bên không nhất thiết phải có con dấu mà chỉ bắt buộc theo quy định trong Luật kế toán, Luật thuế giá trị gia tăng hay theo yêu cầu riêng của ngân hàng cần phải đóng dấu vào các tài liệu, sổ sách.
Tuy nhiên, từ khi có Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý thuế cũng như các biểu mẫu kế toán cho phép doanh nghiệp lựa chọn đóng dấu hoặc sử dụng chữ ký số trong các chứng từ, hoá đơn, tài liệu (ngoại trừ sổ kế toán vẫn phải đóng dấu giáp lai).
Như vậy, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, có nhiều cách thức khác để xác tín cho các giao dịch của doanh nghiệp, điển hình là việc sử dụng chữ ký số với đầy đủ thông tin về tên doanh nghiệp, mã số thuế, phạm vi sử dụng...Vì vậy, từ ngày 01/01/2021, chữ ký số được công nhận là một hình thức dấu của doanh nghiệp.
Thứ hai, về nội dung con dấu và quyết định dấu của chi nhánh, VPĐD và đơn vị khác của doanh nghiệp
So với Luật doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp.” thì Luật doanh nghiệp mới đã thay đổi hoàn toàn quy định này khi trao hoàn toàn quyền quyết định về nội dung con dấu cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyết định nội dung về dấu của mình và không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào như pháp luật hiện hành. Theo đó, pháp luật trao toàn quyền quyết định về dấu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD và đơn vị khác của doanh nghiệp. Trong khi đó, pháp luật hiện hành không cho phép doanh nghiệp quyết định dấu của chi nhánh, VPĐD và đơn vị khác của doanh nghiệp mà dấu của các đơn vị này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Thứ ba, Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: "Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp".
Tuy nhiên, Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp không phải thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như quy định của pháp luật hiện hành.
Đây là quy định mới tiến bộ, phù hợp với quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Điều này được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm và ủng hộ vì không chỉ giảm được thời gian và công sức của mình mà còn giảm được gánh nặng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoàn thành các thủ tục cho doanh nghiệp.
Thứ tư, Quản lý, lưu giữ dấu theo quy chế của chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Theo đó, trường hợp chi nhánh, VPĐD hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp tự ban hành dấu thì tự quy định về quy chế quản lý và lưu giữ dấu của mình mà không phụ thuộc vào Điều lệ công ty.
=> Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Đà Nẵng đầy đủ nhất!
5. Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Cụ thể, Điều 88 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 khái niệm doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau:
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Còn doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
6. Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thôngLuật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% (thay vì 10%) tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp;
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
7. Quy định về hộ kinh doanh
Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 không còn quy định về hộ kinh doanh mà sẽ ban hành một Luật riêng để điều chỉnh.
Hộ kinh doanh trước trước đây được quy định tại Chương VIIa Luật Doanh nghiệp 2014. Xuất phát từ thực tế số hộ kinh doanh ở Việt Nam là rất lớn so với các doanh nghiệp, bên cạnh đó bản chất, cách thức và quy mô hoạt động của hộ kinh doanh cũng rất khác so với doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng một luật riêng điều chỉnh hoạt động của hộ kinh doanh là rất cần thiết.
Trong thời gian chưa có luật riêng điều chỉnh cho hộ kinh doanh, Chính phủ sẽ đưa ra các hướng dẫn liên quan đến thủ tục đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về những điểm mới Luật Doanh nghiệp 2020. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.