>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<
Công chứng là cụm từ quá quen thuộc với mọi người khi cần làm giấy tờ, hay chứng thực một giấy tờ nào đó. Vậy, để hành nghề công chứng cần đáp ứng những điều kiện gì?. Dưới đây, DNG Business sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này.
I. Điều kiện hành nghề công chứng trong tổ chức hành nghề công chứng (không hành nghề độc lập)
1. Quyết định bổ nhiệm công chứng viên
2. Tham gia Hội công chứng viên (đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Hội công chứng viên);
3. Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng;
4. Đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp và được Sở Tư pháp cấp Thẻ công chứng viên.
Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp cấp Thẻ công chứng viên.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên gồm:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt;
3. Có bằng cử nhân luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
7. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
II. Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng:
1. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Giấy đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;
3. Có trụ sở làm việc.
Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo trang điện tử đăng ký kinh doanh