Giám định tư pháp là lĩnh vực hoạt động có điều kiện, các cá nhân, tổ chức muốn tham gia hoạt động cần phải đáp ứng những đièu kiện cơ bản sau đây?
Dưới đây, DNG Business sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về Điều Kiện Hành Nghề Giám Định Tư Pháp Trong Các Lĩnh Vực Tài Chính, Ngân Hàng, Xây Dựng, Cổ Vật, Di Vật, Bản Quyền Tác Giả.
{tab title="MỤC LỤC" class="red"} {tab title="LIÊN HỆ" class="green" align="justify"} HOTLINE: 0915.888.404 {/tabs}
I. Điều kiện hành nghề giám định tư pháp trong Văn phòng giám định tư pháp (không hành nghề độc lập)
1. Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp
2. Hành nghề tại Văn phòng giám định tư pháp
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
2. Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên
II. Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp
1. Có Quyết định thành lập Văn phòng giám định tư pháp
1.1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
2. Đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp nơi đặt trụ sở.
III.Hành nghề giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng
1. Điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc
Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp; người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Ngoài các điều kiện trên, giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.
(2) Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;
c) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;
d) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.
(3) Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.
(4) Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc
Tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc là tổ chức tư vấn xây dựng đáp ứng các quy định tại Điều 19 Luật Giám định tư pháp và các điều kiện sau:
(1) Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:
a) Có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng, giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng điều kiện như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
(2) Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
a) Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
c) Trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
d) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
(3) Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
(4) Điều kiện năng lực của tổ chức nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
3. Điều kiện năng lực của văn phòng giám định tư pháp xây dựng
(1) Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
(2) Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng.
DNG Business xin cám ơn các qúy bạn đọc. Trường hợp nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề này theo dõi website: DNG BUSINESS hoặc liên hệ số điện thoại: 0915888404 để được tư vấn chi tiết.
Theo trang điện tử đăng ký kinh doanh