Người nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam tại Đà Nẵng

Người nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam tại Đà Nẵng - Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam có thể thông qua những hình thức nào? Điều kiện để người nước ngoài góp vốn ra sao? Hồ sơ, thủ tục tiến hành như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết.

1. Người nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam là gì?

Người nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam là việc cá nhân có quốc tịch nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp. 

Vậy hiểu như thế nào là Công ty Việt Nam?

Công ty Việt Nam được hiểu là công ty được thành lập tại Việt Nam bao gồm: công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, cá nhân có quốc tịch nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của người nước ngoài

***Đối với hình thức góp vốn :

- Công ty cổ phần: Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh: Góp vốn

- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác

***Đối với hình thức mua cổ phần, phần vốn góp :

- Công ty cổ phần: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông

- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn của công ty hợp danh

- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

3. Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài

Người nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam cần phải xét xem quy định trong Biểu cam kết WTO cho phép người nước ngoài được góp vốn với tỷ lệ phần vốn góp là bao nhiêu. Tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào từng loại ngành nghề nhà đầu tư dự định đầu tư.

Một số ngành nghề quy định trong Biểu cam kết WTO hạn chế tỷ lệ phần góp vốn của người nước ngoài như ngành dịch vụ xếp dỡ container ( phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50%kinh doanh trò chơi điện tử (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%)..v..v..

Bên cạnh những hạn chế về tỷ lệ phần vốn góp được quy định tại Biểu cam kết WTO, pháp luật còn quy định riêng về tỷ lệ vốn góp trong lĩnh vực chứng khoán, cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Trừ những trường hợp trên đây thì người nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế.

4. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của người nước ngoài

  • Thủ tục Đăng ký góp vốn, mua phần vốn

  • Thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Thủ tục Đăng ký góp vốn, mua phần vốn

a, Đối tượng áp dụng:

-    Kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện ( Dưới 51% hoặc trên 51% đều phải xin)

-   Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên

-   Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên

b.  Hồ sơ bao gồm:

-   Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

-   Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

-  Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcó chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

c. Quy trình thực hiện

-   Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

-   Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;

-   Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm b Khoản này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

d. Kết quả

- Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Người nước ngoài không thuộc trường hợp nêu tại mục 1 trên đây thì chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, không cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp trừ trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu.

Bước 2: Thủ tục liên quan đến thay đổi đăng ký doanh nghiệp

a.  Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

-    Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

-    Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);

-    Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.

-    Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

-    Danh sách thành viên công ty TNHH/cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

-    Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;

-    Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

  • Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp thành viên mới là cá nhân; và
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp thành viên mới là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

b.  Nộp hồ sơ 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Địa chỉ: Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở KHĐT thành phố Đà Nẵng

           24 Đường Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam

c. Nhận kết quả 

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

  • Hồ sơ hợp lệ : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp .

Thời gian tiến hành: 03-05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Người nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam được thực hiện như thế nào? Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

 

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404