1.   Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty Cổ phần tại Việt Nam

-   Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân

-   Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

-   Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…) theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2.  Lựa chọn đặt tên Công ty

Tên công ty được xây dựng bởi: CÔNG TY CỔ PHẦN + CỤM X + TÊN RIÊNG (Cụm X (có thể có hoặc không) là một yếu tố có trong ngành nghề kinh doanh ví dụ: thương mại, thương mại dịch vụ,...).

=> Truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia” để tra cứu tên có bị trùng hay không.

3.  Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Công ty:

>> Theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định như sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ví dụ như sau:

  • Nếu trụ sở có địa chỉ rõ ràng (nhà nguyên căn) thì viết địa chỉ cụ thể như sau: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
  • Nếu trụ sở đặt tại văn phòng của Tòa nhà thì ghi cụ thể như sau: Tầng 2, Văn phòng 2.1.2 Tòa nhà Thành Long, 65 – 67 Trần Phú, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
  • Nếu nơi đặt trụ sở không có số nhà rõ ràng thì ghi như sau: Thôn Nhì Đông, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

>>  Theo quy định tại Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở 2014, Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể. Trụ sở chính công ty phải đặt tại địa điểm có chức năng kinh doanh.

Ví dụ, Chung cư, nhà tập thể, địa điểm nằm trong quy hoạch giải tỏa không có chức năng kinh doanh không được đăng ký làm trụ sở công ty. 

Nếu đặt Doanh nghiệp tại đây sẽ:

  • Gây khó khăn cho cơ quan quản lý phường/xã khi kiểm tra thực địa;
  • Chi phí thuê không được khấu trừ;
  • Không phát hành được hóa đơn.

4.   Xác định mức vốn điều lệ:

Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc tối thiểu hay tối đa bao nhiêu đối với Công ty Cổ phần (trừ trường hợp quy định vốn pháp định và mức ký quỹ).

Tiêu chí để lựa chọn mức vốn điều lệ bao nhiêu dựa trên các căn cứ sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phái đáp ứng điều kiện của pháp luật. Cụ thể:

Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Trước tiên ta phải hiểu vốn pháp định là gì? Vốn pháp định là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Chỉ một số ngành nghề cụ thể nhà nước quy định vốn pháp định mới phải áp dụng.

Khi công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Nhà nước không quy định mức vốn tối đa.

Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu ký quỹ

Vốn ký quỹ khi đăng ký thành lập công ty là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Theo đó, khi đăng ký kinh doanh những ngành nghề yêu cầu ký quỹ thì công ty phải có tài liệu chứng minh đã ký quỹ số tiền mà pháp luật quy định.

Số vốn góp quyết định mức thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:

  • Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
  • Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

Thời hạn: Chủ sở hữu phải góp đủ số vốn nói trên trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

5.   Xác định ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh được liệt kê theo danh mục ngành nghề theo quy định pháp luật. Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Tuy nhiên, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, Doanh nghiệp chỉ đăng ký mã ngành cấp 4 (Có 4 số), đây là nguyên tắc đáng lưu ý mà nhiều người thường xuyên thực hiện không đúng, dẫn đến bị trả hồ sơ khi thực hiện thủ tục với các cơ quan nhà nước.

Để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư không bị gián đoạn hay vướng phải những rủi ro không mong muốn, Quý khách hàng cần biết những nghành nghề bị cấm và hạn chế kinh doanh để khởi động hoạt động kinh doanh tốt hơn. (Xem thêm>> Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh)

Hãy liên hệ DNG Business qua hotline 02363707404 hoặc 0915888404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Điều kiện thành lập Công ty/Doanh nghiệp tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Những lưu ý khi thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng