Tái cấu trúc thu ngân sách hướng tới phát triển bền vững

Để tiếp tục củng cố, xây dựng cơ cấu thu ngân sách bền vững, cùng với cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế, các chuyên gia cho rằng, cần có chính sách để động viên vào ngân sách các nguồn thu tiềm năng như thuế tài sản, các khoản thu liên quan đến tài nguyên..

>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG, CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY<<< 

Thời gian qua, hệ thống chính sách thuế đã được bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tiễn phát sinh, theo kịp xu hướng quốc tế. Trong các khoản thu nội địa, cơ cấu thu cũng được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn. Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế GTGT tăng nhanh, trở thành nguồn động viên ngân sách quan trọng nhất hiện nay, đạt 25,49% năm 2018- cao hơn so với mức 22,36% giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng thu từ thuế TNDN (không kể dầu thô) trong 3 năm từ 2016-2018 có xu hướng giảm, đạt khoảng 14,86% tổng thu NSNN năm 2018. Thuế TNCN cũng trở thành một trong những nguồn thu quan trọng với tỷ trọng thu ước đạt 7,19% năm 2018, so với mức 5,92% năm 2016. Đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường áp dụng từ năm 2012 đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng thu NSNN, tạo thêm nguồn lực đáp ứng các nhu cầu chi. 

Cùng với đó, hệ thống chính sách tài chính để khai thác nguồn lực từ đất đai tương đối đầy đủ, phù hợp với cơ chế thị trường, tạo nguồn lực tài chính quan trọng cho NSNN. Chỉ tính riêng năm 2018, số thu từ tiền sử dụng đất ước đạt 146,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011; số thu từ tiền thuê đất ước đạt 32 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2011. Nhờ đó, quy mô thu ngân sách được mở rộng, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chi. Tổng thu NSNN năm 2018 ước đạt 25,7% GDP, cao hơn mức bình quân 24,91% giai đoạn 2016-2018 và 23,57% GDP của giai đoạn 2011 - 2015. 

Mặc dù vậy, theo đánh giá của ThS Phạm Thị Thu Hồng (Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính), hệ thống thuế còn phức tạp, lồng ghép quá nhiều ưu đãi miễn giảm, chưa đảm bảo tính trung lập của chính sách. Các sắc thuế được giao quá nhiều chức năng nhiệm vụ khi vừa phải điều tiết thu nhập, kích thích sản xuất, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vừa bảo vệ sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh về thuế đối với các nước khác. Các sắc thuế đối với tài sản, tài nguyên, thuế môi trường chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong việc huy động nguồn thu, thúc đẩy việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản, tài nguyên, kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động tàn phá môi trường. 

Đặc biệt, cơ cấu thu nội địa chưa thực sự đảm bảo sự bền vững. Trong các khoản thuế trực thu, tỷ trọng các sắc thuế TNCN hay thuế tài sản (thuế nhà, đất) vẫn khiêm tốn. Đáng chú ý, tỷ lệ thu thuế TNCN đang trong xu thế giảm, trong khi mức sống và thu nhập người dân tiếp tục được cải thiện. Cạnh đó, dù thu NSNN của Việt Nam đang dựa vào chủ yếu vào thuế TNDN và các sắc thuế gián thu, nhưng dự báo khả năng để tiếp tục tăng mức độ động viên từ những sắc thuế này rất hạn chế, do quy mô đã cận ngưỡng, gây cản trở đến sự phục hồi, duy trì tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu thu chưa có sự cân đối hợp lý giữa các khoản thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản, trong đó một số sắc thuế mang tính chất là thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì số thu chỉ chiếm khoảng 7-8% tổng thu, tương đương 0,03% GDP. “So sánh với mức trung bình của các nước đang phát triển là 0,6% GDP, thì con số này vẫn thấp”- bà Hồng nhấn mạnh.

Chính vì vậy, thời gian tới, để tiếp tục củng cố, xây dựng cơ cấu thu NSNN bền vững, cần cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế, đơn giản hóa các chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo việc thực hiện ưu đãi có tính chọn lọc và gắn với các định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, đảm bảo tính cạnh tranh, hỗ trợ tăng trưởng. Cùng với đó, có chính sách động viên kịp thời các nguồn thu tiềm năng như thuế tài sản, các khoản thu liên quan đến tài nguyên, tài sản nhà nước; cũng như có cơ chế xử lý các vấn đề liên quan đến xói mòn cơ sở thuế. Đặc biệt, cần xử lý có kết quả vấn đề nợ thuế để hạn chế gian lận, thất thu. Bên cạnh đó, thực hiện cơ cấu lại chi NSNN theo một lộ trình tổng thể, từng bước giảm dần quy mô chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển, nâng cao kỷ luật tài khóa.

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404