"THÀNH LẬP CÔNG TY CON TẠI ĐÀ NẴNG NĂM 2023" - Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan. Dịch vụ thành lập Công ty con nằm trong dịch vụ doanh nghiệp của DNG Business.
Xem thêm:
- Chi phí thành lập Công ty trọn gói tại DNG Business
- Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2021)
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một thành viên tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2021)
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại Đà Nẵng
I. HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ CÔNG TY CON?
Theo Khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2020, công ty mẹ, công ty con được quy định như sau:
"1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó."
Như vậy, được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong ba trường hợp trên.
Lưu ý:
- Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
II. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI CÔNG TY CON
Theo Điều 196 Luật doanh nghiệp 2020. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
- Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
- Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
- Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
- Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
III. TẠI SAO CẦN THÀNH LẬP CÔNG TY CON?
Đối với những công ty bên đa ngành nghề, thì việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.
Như vậy khi thành lập những công ty con, sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực, cộng với sự đầu tư tài chính cũng như máy móc, công nghệ từ công ty mẹ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nhất định.
Trường hợp đặc biệt còn có rất nhiều công ty thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau, việc lập ra những công ty con như vậy, cũng như đang tạo một sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công con.
IV. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CON
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định
Trong bước này, DNG Business sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết để có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ.
Tùy theo các loại hình công ty mà Quý Khách hàng chọn, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
- Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thành lập công ty con sau khi hoàn thành sẽ được chúng tôi tiến hành nộp tới cơ quan đăng ký. Sau khi hồ sơ được nộp, chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty con tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành nhận giấy chứng nhận nêu trên.
Bước 4: Tiến hành khắc dấu, công bố thông tin
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ khắc dấu, công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp cho khách hàng.
V. KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG BUSINESS
Sau khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Quý khách hàng sẽ nhận được kết quả công việc như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo cơ quan quản lý thuế;
- Dấu tròn;
- Phiếu công bố mẫu dấu;
- Hồ sơ: Giấy đề nghị/điều lệ công ty.
- Biên nhận công bố thành lập.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
{tab title="" class="blue" align="justify"}
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP KHI TỰ TIẾN HÀNH THỦ TỤC
Các doanh nghiệp khi tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập Công ty sẽ gặp một số khó khăn như sau: soạn thảo hồ sơ không đúng theo quy định pháp luật, không biết cách soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, dẫn đến việc chuyên viên sẽ có Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều lần, làm tốn thời gian, chi phí hơn, phải đi lại nhiều lần hơn.
Vì vậy, để không mất quá nhiều thời gian vào việc xác minh điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như chuẩn bị hồ sơ, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký doanh nghiệp của DNG Business.
{/tabs}
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục thành lập Công ty tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục Thành lập Công ty.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.