Thành Lập Công Ty Tại Đà Nẵng-Phải Đóng Thuế Gì? - Bên cạnh nguồn vốn, lĩnh vực kinh doanh hay mặt bằng, nhà máy, việc nộp thuế cũng được xem là vấn đề quan trọng, được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.
Vậy khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đóng thuế gì?
Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
{tab title="MỤC LỤC" class="red"} {tab title="LIÊN HỆ" class="green" align="justify"} HOTLINE: 0915.888.404 {/tabs}
Sau khi thành lập công ty và được cấp mã số thuế thì doanh nghiệp bắt buộc nộp các khoản thuế, thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế chính bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Đầu tiên, doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp thuế Môn bài:
I.THUẾ MÔN BÀI
Bất cứ doanh nghiệp nào mới thành lập cũng phải đóng thuế môn bài và khoản thuế phải nộp tùy theo mức vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp. Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài thì mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Bậc |
Vốn Điều lệ/Vốn đầu tư |
Mức Lệ phí môn bài cả năm |
Bậc 1 |
Trên 10 tỷ |
3.000.000 |
Bậc 2 |
10 tỷ trở xuống |
2.000.000 |
Bậc 3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện |
1.000.000 |
- Nếu Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Mức nộp lệ phí Môn bài là cả năm.
- Nếu Doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Nộp 50% lệ phí môn bài cả năm.
Lưu ý: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty, vốn này nhằm giúp Công ty của bạn hoạt động… Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu hay tối đa bao nhiêu. Tiêu chí để lựa chọn vốn điều lệ bao nhiêu dựa vào mức độ đầu tư, phạm vi quy mô kinh doanh. Do đó, các bạn cần phải tính toán để đưa ra mức vốn hợp lý tránh trường hợp mức vốn quá cao hay quá thấp.
II.THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.
Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
III.THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Thuế thu nhập doanh nghiệp thu dựa trên kết quả hoạt động, sản xuất trực tiếp của doanh nghiệp với mức thuế là 20% lợi nhuận hàng năm của Doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Nghĩa là Doanh nghiệp/Công ty chỉ nộp Thuế Thu nhập Doanh nghiệp khi có lợi nhuận, còn trường hợp lỗ hoặc hoà vốn thì không phải nộp, và pháp luật không có bắt buộc một doanh nghiệp/ công ty phải kinh doanh có lợi nhuận trong bao lâu cả, mà nó phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của từng Doanh nghiệp/ Công ty.
Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất
Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp được hưởng các chính sách về ưu đãi thuế suất và thời gian miễn thuế như:
- Thu nhập từ các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao, cho sản xuất sản phẩm các ngành như dệt may, giày da, điện tử…được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.
- Thu nhập của doanh nghiệp thành lập mới từ dự án tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm.
(Được quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013)
IV.THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Đây là thuế mà doanh nghiệp đóng hộ cho người lao động đối với những người có mức thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.
Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
V.BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC KHOẢN LIÊN QUAN
Công ty đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% trên mức thu nhập mỗi người lao động của công ty (không phụ thuộc vào mức lương bao nhiêu).
Trên đây là những khoản thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hoặc phát sinh thêm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động lâu dài. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp.
Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Doanh nghiệp.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.
{tab title="ĐÀ NẴNG" class="blue" align="justify"} CÔNG TY TNHH DNG Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Hòa Xuân, Đà Nẵng Điện thoại 0915.888.404 Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. HOTLINE: 0915.888.404 {tab title="SÀI GÒN" class="red"} Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1 Điện thoại: 02822446739 Mobile: 0889.888.404 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. HOTLINE: 0915.888.404 {tab title="HÀ NỘI" class="green"} Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa Điện thoại: 02422612929 Mobile: 0899.888.404 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. HOTLINE: 0915.888.404 {/tabs}