THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thủ tục thành lập công ty mới trọn gói giá thành rẻ

Thủ tục thành lập công ty mới với nhiều bước và quy trình chưa rõ ràng, dù vậy, DNG Business hướng dẫn bạn theo cách chi tiết như dưới đây. Và nhiều vấn đề khác xoay quanh việc thành lập công ty mới là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 2 thành viên,  công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân).

Bạn chưa biết muốn mở công ty/ doanh nghiệp ( tnhh 1 thành viên/ 2 thành viên, cổ phần, tư nhân) mới cần phải làm những gì?  Bắt đầu từ đâu?

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty

DNG Business xin giới thiệu thủ tục thành lập công ty trọn gói từ đầu đến cuối đối với một doanh nghiệp mới mở hoàn chỉnh như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần

Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).     Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm. Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)

Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

>>>Xem thêm THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 2021 , Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng!<<<

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp ban đầu khác nhau phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh (loại hình này ít người lựa chọn). Dưới đây là toàn bộ thành phần hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị theo:

2.1.Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  4. a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  5. b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  1. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  2. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  4. a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  5. b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  1. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  2. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.3.Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.4.Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 3: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

  1. Cung cấp bản sao y công chứng giấy phép kinh doanh đến cơ sở có chức năng khắc dấu để tiến hành khắc mẫu dẫu pháp nhân.

  2. Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

 Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp (Tư nhân, tnhh, cổ phần…)

Theo quy định của pháp luật, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại sở KH&ĐT cần thực hiện các công việc sau:

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;

  2. Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

  3. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử;

  4. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;

  5. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính) lên chi cục thuế ( Từ ngày 1/11/2017 trở đi không cần nộp mẫu 06 nữa);

  6. Nộp mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định lên chi cục thuế;

  7. Nộp công văn đặt in hóa đơn GTGT lên cơ quan thuế, chờ cơ quan thuế phản hồi chấp thuận đặt in hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn GTGT và nộp thông báo phát hành hóa đơn + hóa đơn mẫu ( liên 2) trên mạng tổng cục thuế (nhantokhai.gdt.gov.vn) 05 ngày trước khi sử dụng;

  8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.

Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các bước thủ tục thành lập doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh + Mã số thuế doanh nghiệp

  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp;

  • Điều lệ công ty ( Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận vốn góp, sổ đăng ký thành viên, đơn đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty);

  • Hoá đơn GTGT;

  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in;

  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&ĐT;

  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;

  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế;

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ;

  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử;

  • Thông báo phát hành hóa đơn;

  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số ;

  • Hóa đơn GTGT TOKEN;

  • TOKEN kê khai thuế qua mạng;

  • Cung cấp biểu mẫu, hợp đồng, văn bản pháp luật thuế, kế toán, lao động theo yêu cầu;

  • Tư vấn về luật thuế, kế toán, bảo hiểm… trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sổ sách kế toán hàng năm khi công ty đi vào hoạt động

 Quy định thời hạn nộp tờ khai thuế lên cơ quan thuế khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

  • Tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT phát sinh phải nộp( nếu có) + báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau;

  • Tiền thuế TNDN doanh nghiệp tạm tính để nộp không phải lập tờ khai.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau.

Quyết toán năm( Báo cáo tài chính): Hạn chót ngày 30/03 năm sau.

Thực ra những quy định của pháp luật về việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hết sức chung chung, người bình thường không có chuyên môn pháp lý khó có thể hiểu và thực hiện được đầy đủ chính xác hồ sơ theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải thực hiện hàng loạt thủ tục đăng ký kê khai thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế, đăng ký mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, đóng thuế môn bài, thực hiện thủ tục để nghị sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn…. Nếu tự thực hiện chỉ có thể thực hiện được một phần nhỏ các thủ tục trong số đó dẫn tới không hoàn thiện được các bước bắt buộc theo quy định  của pháp luật, và sau này sẽ vướng mắc và bị phạt rất nhiều tiền.

Nếu bạn không rành và không thể có đủ kiến thức thời gian và kinh nghiệm thực hiện tất cả các thủ tục ở trên, vui lòng liên hệ công ty tư vấn doanh nghiệp uy tín hàng đầu DNG để thực hiện dịch vụ thành lập công ty và làm mọi việc đó thay cho bạn. Chúc các bạn có được kiến thức bổ ích trước khi thực hiện việc mở công ty.

=> Chúng tôi khuyên bạn nên chọn dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty cũng như đăng ký giấy phép kinh doanh tại công ty DNG Vì chất lượng dịch vụ, uy tín công ty, bảo đảm đúng thời gian không làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai công ty của bạn… Công ty chúng tôi hoạt động với phương châm “Luôn luôn mang đến dịch vụ tốt nhất để đảm bảo tiến độ công việc của khách hàng với chi phí hợp lý nhất!”.

Tham khảo lịch trình tour Đà Nẵng đi Phú Quốc để khám phá miền đất mũi của DANAGO

Trên đây là toàn bộ chia sẻ với quý khách toàn bộ quy trình thủ tục thành lập công ty trọn gói, tùy theo từng loại mô hình công ty mà có hồ sơ chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp. Chúng tôi tư vấn những kiến thức mà các bạn cần khi thành lập công ty, kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp đỡ công ty của các bạn kinh doanh tốt hơn, xin vui lòng liên hệ tư vấn nếu bạn có nhu cầu.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty TNHH DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!


CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: 41 Phan Triên, phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404