Ưu nhược điểm các loại hình Doanh nghiệp- Có rất nhiều người đặt câu hỏi rằng nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập công ty?
Những băn khoăn của họ về các loại hình doanh nghiệp hiện nay được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nhằm giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó, DNG Business xin nêu ra một số những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp để bạn có thể đưa ra một sự lựa chọn hợp lý với bạn nhất.
Xem thêm>>
Chi phí thành lập Công ty trọn gói tại DNG Business
Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)
Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)
Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một thành viên tại Đà Nẵng
Thủ tục thành lập Công ty tại Đà Nẵng
I. CÔNG TY TNHH
Hiện nay, ở nước ta loại hình doanh nghiệp này vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Trong loại hình lại chia ra làm 2 loại dựa theo số lượng người chủ sở hữu là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
– Đối với công ty TNHH một thành viên:
Ưu điểm:
+ Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
+ Trong suốt thời gian hoạt động không được giảm vốn điều lệ.
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
+ Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Ưu điểm:
+ Doanh nghiệp có nhiều thành viên nhưng làm chủ sở hữu không được quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
+ Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
+ Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng kí kinh doanh.
Nhược điểm:
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu.
+ Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
+ Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
Nhìn chung, công ty TNHH có đầy đủ các đặc thù của công ty TNHH có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH
Hai thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.
II. CÔNG TY CỔ PHẦN
Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty.
Khác với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lương tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm như sau:
ƯU ĐIỂM
+ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
+ khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
+ khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao, linh hoạt dễ dàng hơn nhờ thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
+ việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân do đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc không hạn chế số lượng thành viên tham gia vào thành lập và góp vốn vào công ty giúp cho công ty cổ phần dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình mà không bị giới hạn như các loại hình doanh nghiệp khác cả về yếu tố vốn và nguồn nhân lực.
+ Việc quản lý điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị công ty, các quyết định được đưa ra trên cơ sở biểu quyết theo tỉ nhất định theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty đối với từng vấn đề cụ thể, do đó đảm bảo sự khách quan, công bằng và hạn chế được rủi ro mang ý chí chủ quan của một cá nhân như ở loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc DNTN.
NHƯỢC ĐIỂM:
+ Do số lượng thành viên không hạn chế nên dễ có sự phân hóa giữa các nhóm đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành cty sẽ phức tạp.
+ Việc quyết định các vấn đề quan trọng dựa trên tỉ lệ phiếu bầu trong cuộc họp HĐQT của công ty, nhiều lúc sẽ làm mất thời gian do phải triệu tập cuộc họp theo đúng thể thức luật định, dẫn đến trường hợp có những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng không thể đưa ra được quyết định kịp thời do đó gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
III. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Về chế độ sở hữu và chịu trách nhiệm: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm:
+ Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả DNTN chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp như ở loại hình công ty TNHH hoặc CTCP.
+ DNTN không có tư cách pháp nhân, điều này cũng là một nhược điểm khá lớn.
+ Về cách thức huy động vốn: Nếu như công ty Cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn (đây là lợi thế của hai loại hình này) thì DNTN lại không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Chính quy định này đã hạn chế đi khả năng tài chính để mở rộng phạm vi kinh doanh của DNTN khi khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp là có hạn. Bởi vậy, đây cũng là một quy định gây bất lợi cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào loại hình này.
IV.CÔNG TY HỢP DANH
Công ty hợp danh thường ít khi được lựa chọn làm loại hình để thành lập công ty. Công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài ra các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn, các thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa của công ty;
ƯU ĐIỂM:
- Xuất phát từ bản chất đối nhân nên Công ty hợp danh có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty.
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
NHƯỢC ĐIỂM:
- Mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Hơn nữa, việc Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty hợp danh có thể có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (điều này có sự khác biệt với mô hình công ty hợp danh trên thế giới) do đó, đã vô hình gây ra sự phức tạp trong cơ cấu quản lý, quản trị điều hành, cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty. Đây cũng là một điểm mà các nhà đầu tư cần lưu ý trước khi quyết định đầu tư vào loại hình công ty này.
V.HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng không quá mười lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Không có con dấu.Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm và hạn chế:
Hộ kinh doanh có ưu điểm là ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên việc thành lập và hoạt động đơn giản. Tuy nhiên hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa là 10 lao động nên hạn chế quy mô của hộ kinh doanh, đồng thời hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
VI.NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI DNG
Vì một thương hiệu DNG Business uy tín và thân thiện, DNG Business luôn cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với các giá trị như sau:
- LINH HOẠT. Chúng tôi có kỹ năng làm việc qua email/zalo/điện thoại.
- CHÍNH XÁC. Làm đúng nội dung, đúng trình tự và đúng phát luật.
- PHÍ TỐT NHẤT. Khách hàng yên tâm với phí dịch vụ tốt nhất.
- NHANH CHÓNG. Công việc tiến hành nhanh chóng và đúng hẹn.
- TẬN NƠI. Chúng tôi không ngại di chuyển để hỗ trợ.
- CHU ĐÁO. Tư vấn và nhắc nhở tận tình sau thành lập.
- HẬU MÃI. Tư vấn miễn phí 12 tháng sau thành lập.
- THÀNH CÔNG. DNG Business luôn theo đuổi cho đến thành công.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về các loại hình doanh nghiệp nhằm đưa ra lựa chọn tốt nhất khi thành lập Công ty
Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thành lập Công ty.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.
Xem thêm>>
Chi phí thành lập Công ty trọn gói tại DNG Business
Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)
Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)
Thủ tục thành lập Công ty tại Đà Nẵng