Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng khi thành lập công ty hay không? - Bạn đang tìm hiểu vốn điều lệ là gì để chuẩn bị mở công ty hoặc các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nhưng không biết vốn điều lệ là gì được quy định ra sao trong luật doanh nghiệp hiện hành?. Nắm được nguyện vọng trên của các bạn, DNG Business sẽ cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bạn hiểu rõ được vốn điều lệ là gì, qua đó có được thông tin hữu ích cho công việc, học tập, nghiên cứu.
>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Ví dụ: Có 2 thành viên A và B dự tính thành lập Công ty TNHH DNG. Thành viên A đăng ký góp vốn là 1,200,000,000 đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự thành viên B đăng ký góp vốn 800,000,000 đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy: Hai thành viên A và B đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1,200,000,000 đ + 800,000,000 đ = 2,000,000,000 đ.
Khi đó con số 2,000,000,000đ được gọi là Vốn điều lệ của Công ty TNHH DNG.
Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty:
- Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.
- Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp.
Ví dụ: Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này khi công ty kinh doanh có lợi nhuận 500 triệu, nếu nội bộ không có thỏa thuận gì khác thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ là thành viên A đươc 60% lợi nhuận tương đương 300 triệu, thành viên B được 40% lợi nhuận tương đương 200 triệu.
- Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Cũng cùng ví dụ như trên. Thành lập công ty X có 2 thành viên A và B góp vốn. Vốn điều lệ công ty đăng ký là 1 tỷ, thành viên A góp 60% vốn điều lệ công ty tương đương 600 triệu, thành viên B góp 40% tương đương 400 triệu. Sau này Công ty X kinh doanh bị thua lỗ 1,5 tỷ và bị phá sản. Thì trách nhiệm của mỗi thành viên A, B trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Tức là thành viên A chịu trách nhiệm hữu hạn tối đa số tiền là 600 triệu, thành viên B chịu trách nhiệm hữu hạn số tiền tối đa là 400 triệu. Phần công ty X thua lỗ vượt quá 500 triệu so với số tiền các thành viên cam kết góp ban đầu thì các thành viên không phải chịu trách nhiệm.
2. Vốn điều lệ tối thiểu để mở công ty/góp vốn là bao nhiêu?
- Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì theo luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tức là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình bao nhiêu cũng được.
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
3. Vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa, tức là không hạn chế việc bỏ tiền góp vốn vào làm ăn kinh doanh. Các bạn có toàn quyền quyết định mức vốn góp vào doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh của công ty và đảm bảo việc hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tức là bỏ bao nhiêu tiền góp vốn vào cũng được.
4. Có cần chứng minh vốn điều lệ khi góp vốn/mở công ty? Góp chưa đủ có sao không?
Không cần chứng minh vốn điều lệ. - Khi thành lập công ty/hoặc góp vốn vào công ty thì không cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng. Hiện tại pháp luật có quy định về thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau ngày này nếu các thành viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp. Tuy nhiên theo thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty nhưng sau đó cũng không cần chứng minh, họ chỉ cần hoạt động hiệu quả và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh trong khả năng kiểm soát của mình!
Ví dụ: Có nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn đìều lệ là 2 tỷ, tuy nhiên thực tế không có đủ 2 tỷ nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Thực tế doanh nghiệp Việt Nam đa phần là chưa góp đủ mức vốn điều lệ vào công ty mình đang hoạt động.
5. Có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ công ty hay không?
Không có cơ quan nào kiểm tra - Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ...
6. Thời hạn góp vốn điều lệ là bao nhiêu ngày?
Theo luật doanh nghiệp hiện hành thì thời hạn góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong luật quy định chi tiết về thời gian góp vốn, điều chỉnh góp vốn khi chưa góp đủ.
7. Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì:
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng..., miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
8. Đăng ký vốn điều lệ công ty bao nhiêu? Đóng bao nhiêu thuế môn bài?
Từ 01/01/2017 doanh nghiệp đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ công ty đăng ký như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Các doanh nghiệp nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn điều lệ công ty đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:
STT |
Vốn điều lệ đăng ký (VNĐ) |
Thuế môn bài cả năm (VNĐ) |
Thuế môn bài nửa năm (VNĐ) |
1 |
Trên 10 tỷ VNĐ |
3,000,000 |
1,500,000 |
2 |
Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống |
2,000,000 |
1,000,000 |
- Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài cả năm.
- Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài nửa năm.
Nghĩa là:
- Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
- Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài ở bảng trên.
Sau khi tìm hiểu và trả lời được câu trả lời vốn điều lệ là gì? Nếu như các bạn cần thành lập công ty thì các bạn cần chuẩn bị giấy tờ và thông tin dưới đây để thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH, thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty hợp danh:
- Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn hoặc của cổ đông góp vốn.
- Chuẩn bị thông tin về doanh nghiệp cần thành lập: Tên công ty; Địa chỉ công ty; Ngành nghề kinh doanh; Đại diện pháp luật, Vốn điều lệ.
Vui lòng tham khảo các dịch vụ sau được cung cấp tại DNG BUSINESS:
- THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG
- DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI
- DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
- DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG
- THÀNH LẬP CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG
- DỊCH VỤ GIẢI THỂ CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong bảng danh mục ngành nghề kinh doanh trên đây. Vui lòng liên hệ Công ty TNHH DNG - HOTLINE: 0915 888 404 để được tư vấn phù hợp và chính xác nhất. Xin cảm ơn!