Những đối tượng không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, ghi nhận quyền tự do kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, mà Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định hạn chế quyền thành lập, quản lý, cũng như góp vốn của một số đối tượng.
Thứ nhất, đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp
Đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 18-Luật doanh nghiệp năm 2014 thì: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Như vậy, Căn cứ Khoản 2 Điều 18 - Luật doanh nghiệp năm 2014, đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp chia làm 3 nhóm:
- Nhóm các đối tượng đã và đang tham gia vào hoạt động quản lý bộ máy nhà nước muốn thành lập doanh nghiệp
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Nhóm những đối tượng chưa đủ điều kiện chịu trách nhiệm pháp lý độc lập muốn thành lập doanh nghiệp:
- Người chưa thành niên;
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Nhóm các đối tượng đang gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi muốn thành lập doanh nghiệp:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
-
Tại Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định những trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, cụ thể:
+ Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
+ Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
+ Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để tránh vi phạm, Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các quy định nêu trên. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
=> Tìm hiểu thêm: Hồ Sơ Thành Lập Công Ty Cổ Phần Tại Đà Nẵng
Thứ hai, đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Theo quy đinh của Luật phòng, chống tham nhũng chỉ có cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan mới không có quyền góp vốn, mua cổ phần. Còn các cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ không bị cấm góp vốn, mua cổ phần.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp tại Đà Nẵng vui lòng liên hệ trực tiếp với DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.
Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404