THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên 2023

Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên 2023

"Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên 2021" - Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, là sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập, quản lý, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp.

I.  NỘI DUNG ĐIỀU LỆ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định về biểu mẫu Điều lệ công ty mà chỉ quy định Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau:

  • a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • b) Ngành, nghề kinh doanh;
  • c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Lưu ý: Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây

  • a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Sau khi việc thành lập doanh nghiệp hoàn thành (Doanh nghiệp được Phòng ĐKKD cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì bản điều lệ này sẽ là căn cứ để xây dựng cơ cấu tổ chức, phân định quyền và chức năng các phòng ban của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG, CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY<<<

II. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY HAI THÀNH VIÊN

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên gồm có những giấy tờ như sau:

-   Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-   Điều lệ công ty.

-   Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên nước ngoài là tổ chức.

-   Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ căn cước Công dân...;
  • Trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định như đối với cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

-  Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

-  Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

Lưu ý:

-  Khi thực hiện soạn thảo về nội dung trong điều lệ của công ty thì cần phải bảo đảm các nội dung cơ bản được nêu trên. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể thực hiện bổ sung thêm những điều khoản khác phụ thuộc vào các điều kiện để hoạt động của doanh nghiệp.

-  Điều lệ của công ty khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp hoặc như nội dung trong điều lệ được bổ sung, sủa đổi trong suốt quá trình công ty hoạt động thì cần phải có chữ ký, họ tên của chủ sở hữu doanh nghiệp và của Người được đại diện pháp luật.

-  Công ty TNHH 2 thành viên sẽ không được phép phát hành về cổ phần để thực hiện huy động vốn, vì thế nếu có dự định hoạt động kinh doanh ở trong những lĩnh vực mà cần phải thực hiện huy động nhiều về vốn thì cần phải cân nhắc chọn lựa việc thành lập loại hình công ty Cổ phần từ lúc ban đầu thì sẽ tránh được các thủ tục phức tạp sau này vì phải thực hiện chuyển đổi về loại hình từ công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần với mục đích được thực hiện phát hành về cổ phần.

-  Vì doanh nghiệp có từ 02 cho tới dưới 50 thành viên thế nên những vấn đề đối với việc mua bán các tài sản, định hướng để phát triển công ty …. thì đều cần phải tiến hành họp HĐ thành viên và đưa ra những quyết định thông qua các vấn đề đó.

Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục Thành lập Công ty.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên 2021

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV

"THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV" - Trong quá trình hoạt động công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó, muốn mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh thì có thể lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh để phù hợp với tình hình kinh doanh cũng như sự phát triển của thị trường.

Vậy để thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên thì thủ tục cần những gì? Sau đây DNG Business tư vấn hướng dẫn cụ thể về hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên.

 

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NĂM 2021 

1. Lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên

-  Ngành nghề hoạt động của chi nhánh không được vượt quá phạm vi ngành nghề hoạt động của công ty mẹ

-  Địa chỉ chi nhánh

-  Tên chi nhánh

-  Hướng dẫn kê khai thông tin đăng ký thuế 

2. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

– Tên của chi nhánh được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

– Có trụ sở chi nhánh theo quy định của pháp luật;

– Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định

Bước 2 : Doanh nghiệp nộp hồ sơ Đăng ký hoạt động Chi nhánh (đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng điện tử)

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

4. Thành phần hồ sơ (theo mẫu quy định pháp luật)

Hồ sơ thành lập Chi nhánh bao gồm:

  • Giấy đề nghị Đăng ký hoạt động Chi nhánh
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

5. Nhận kết quả

  • Hồ sơ hợp lệ : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoạt động Chi nhánh

Lưu ý:  Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện thì người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm>> Chi phí thành lập Chi nhánh tại DNG Business

→ Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập chi nhánh công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục thành lập Chi nhánh tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Doanh nghiệp tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NĂM 2021

 

Những việc cần làm sau khi thành lập Công ty mới nhất.

Những việc cần làm sau khi thành lập Công ty mới nhất.

Để thành lập được công ty các bạn phải trải qua nhiều bước quy trình, bao gồm những công việc trước và sau khi thành lập. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2019 nhé.

1. Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ

>>>Xem thêm DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG <<<

Để đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ doanh nghiệp của bạn phải nộp mẫu đơn lên các cơ quan quản lý thuế để xuất hóa đơn đỏ. Mẫu đơn đó là mẫu 06/GTGT.Đơn đăng ký phải nộp đúng hạn, nếu quá thời gian quy định mà cơ quan cho phép doanh nghiệp bạn sẽ được mặc định vào diện đối tượng áp dụng tính thuế trực tiếp. Chúng tôi khuyên bạn nên nộp trước thời hạn nộp hồ sơ để có vấn đề sai sót gì đều kịp thời xử lý.

2. Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý

Công việc thứ 2 là các bạn tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý theo đúng thời gian quy định. Bởi nếu nộp quá thời hạn sẽ bị phạt. Theo quy định của nhà nước, đối với những doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động thì muộn nhất là vào ngày cuối cùng của tháng. Còn đối với trường hợp chưa hoạt động thì thời hạn nộp muộn nhất là trong vòng 1 tháng.Mức thuế môn bài các bạn phải nộp là:+ Đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức thuế môn bài phải nộp là 2.000.000 đồng/năm.+ Đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ thì mức thuế môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm.

3. Treo biển tại trụ sở công ty

Khi đã hoàn tất các thủ tục về thuế doanh nghiệp cần treo biển tại trụ sở công ty. Công việc này giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp cũng như tránh trường hợp bị phạt do cơ quan thuế đột ngột kiểm tra. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn bị phát hiện không treo biển tại trụ sở doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.

4. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với  phòng đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử

Để thực hiện các giao dịch mua bán được thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng và nộp thuế điện tử. Công việc đó bao gồm các bước:

- Nộp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng, những giấy tờ này đều phải có đầy đủ chữ ký của giám đốc.

+ Một bản sao công chức CMND của chủ doanh nghiệp

+  Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

+ Bản thông báo đã đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

Trên đây chỉ là một số những giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải có, ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ nữa nên các bạn hãy liên hệ trước khi chuẩn bị nhé.

- Nộp hồ sơ lên ngân hàng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chủ doanh nghiệp tiến hành nộp cho ngân hàng để được mở tài khoản doanh nghiệp. Sau khi nhận số tài khoản, bạn sẽ được kích hoạt theo hướng dẫn của nhân viên và lưu ý số dư tối thiểu trong tài khoản ít nhất là 1 triệu đồng.

5. Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử

Tiếp theo doanh nghiệp đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử. Nếu bạn muốn công ty hoạt động hợp pháp, không vi phạm pháp luật thì đây là công việc quan trọng và không thể bỏ qua sau khi thành lập công ty. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu. Để tiết kiệm thời gian, khi xin các bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo

6. Áp dụng hóa đơn.

Đối với những doanh nghiệp được thành lập trong khoảng thời gian từ 01/11/2018 đến 31/10/2020:

Nếu cơ quan thuế có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Trong trường hợp, cơ quan thuế có thông báo mà doanh nghiệp chưa điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì doanh nghiệp thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: Tự tin hóa đơn, Đặt in hóa đơn hay Mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

- Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc Thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp Tự in hóa đơn hay Đặt in hóa đơn.

Đồng thời, doanh nghiệp mới phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Nếu cơ quan thuế không có thông báo doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp phải xác định mình thuộc đối tượng áp dụng hình thức hóa đơn nào: Tự tin hóa đơn, Đặt in hóa đơn hay Mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

- Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải thực hiện các công việc trên, và doanh nghiệp phải thực hiện công việc Thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng đối với trường hợp Tự in hóa đơn hay Đặt in hóa đơn.

- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng thêm hình thức Hóa đơn điện tử thì phải Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trước khi sử dụng theo Thông tư 32/2011/TT-BTC

Quý thành viên có thể tham khảo thêm bài viết: Từ ngày 01/11/2018, Doanh nghiệp mới thành lập áp dụng hình thức hóa đơn nào?

Trên đây là những công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2019 mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Chắc với ít phút lưu lại trên bài viết này đã giúp các bạn tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: Sau khi thành lập công ty cần làm gì? Những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì? rồi phải không nào. Để biết chi tiết hơn chúng tôi khuyên các bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn nhé. Chúc bạn thành công!

>>>Xem thêm

Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài cập nhật 2019;

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NĂM 2019;

- Thủ tục Thành lập chi nhánh công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Đà Nẵng <<< 

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 
Đăng ký website với bộ công thương

Đăng ký website với bộ công thương

Công ty DNG chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký website thương mại điện tử bán hàng, sàn thương mại điện tử với Bộ công thương. Cam kết thủ tục nhanh, giá rẻ, trọn gói trong phạm vi toàn quốc, 100% ra kết quả.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký website với Bộ công thương, hãy cùng DNG tìm hiểu về các quy định của pháp luật về đăng ký website thương mại điện tử như sau:

>>>Xem thêm DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG <<<

1. Các loại hình website phải đăng ký với bộ công thương

» Website thương mại điện tử bán hàng là các loại hình website có đặc điểm sau:

  • Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty kinh doanh (chỉ giới thiệu, không bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp trên web).
  • Website bán hàng, cung ứng dịch vụ công ty kinh doanh (Bao gồm có thanh toán trực tuyến và không có thanh toán trực tuyến).

Các website thương mại điện tử bán hàng phổ biến tại Việt Nam: thegioididong.com, fptshop.com.vn, bibomart.com.vn…

Website thương mại điện tử bán hàng phải thực hiện thủ tục thông báo website với Bộ Công Thương.

» Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bao gồm các loại sau:

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử: Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Các website sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam: lazada.vn, adayroi.com, sendo.vn, tiki.vn, shopee….

Các Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nêu trên phải thực hiện thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương

  • Web khuyến mại trực tuyến: Là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
  • Web đấu giá trực tuyến: Là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

 

2. Nếu không đăng ký website với Bộ công thương có bị phạt không?

Theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP chi tiết MỤC 11 – Điều 81 khoản 2,3,4,5:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, đ và e khoản 3 Điều này.”

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký website với Bộ công thương

Để đăng ký website thương mại điện tử, Bạn chỉ cần cung cấp cho DNG những thông tin sau:

Đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Đăng ký sàn giao dịch Thương mại điện tử

– Đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)

– Thông tin về người sở hữu website

– Thông tin về hàng hóa dich vụ: giá cả,

điều kiện giao nhận, vận chuyển hàng hóa….

– Đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)

– Thông tin về người sở hữu website

– Đăng ký tên miền website

– Thông tin về hàng hóa dich vụ: giá cả,

điều kiện giao nhận, vận chuyển hàng hóa….

Mọi hồ sơ cần hoàn thiện và thủ tục đăng ký với bộ công thương DNG sẽ đại diện bạn làm toàn bộ, bạn chỉ cần chờ đợi kết quả của chúng tôi. Cam kết 100% ra kết quả với mức chi phí cạnh tranh.

4. Thời gian đăng ký

Đăng ký website thương mại điện tử bán hàng

Đăng ký sàn giao dịch Thương mại  điện tử

10 ngày làm việc

30-45 ngày làm việc (áp dụng trong trường hợp không phải chỉnh sửa bổ sung website)

5. Các công việc DNG thực hiện

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương của chúng tôi bạn sẽ:

– Được DNG tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương

– Được hỗ trợ tư vấn, chỉnh sửa, bổ sung website đạt yêu cầu để đăng ký với Bộ công thương

– Được DNG đại diện soạn thảo toàn bộ hồ sơ, và làm việc với bộ công thương đăng ký website

– Được DNG tư vấn toàn bộ thủ tục sau đăng ký để phù hợp với quy định của pháp luật

– DNG sẽ tư vấn miễn phí pháp lý doanh nghiệp và cung cấp các mẫu hợp đồng, văn bản pháp luật có liên quan cho doanh nghiệp

6. Kết quả sau đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương

Sau khi đăng ký website với Bộ công thương, Qúy khách sẽ được cấp đường link kết quả của Bộ công thương, gắn biểu tượng lên website. Biểu tượng đã đăng ký như sau:

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam

Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên họ không am hiểu về pháp luật Việt Nam.

Do đó có rất nhiều thắc mắc về các điều kiện, ngành nghề, địa điểm đầu tư,… Với bài viết này, DNG sẽ cung cấp cho quý khách hàng các điều kiện khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

{tab title="MỤC LỤC" class="red"} 

{tab title="LIÊN HỆ" class="green" align="justify"}

  • CÔNG TY TNHH DNG
  • Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Hòa Xuân, Đà Nẵng
  • Điện thoại 0915.888.404 
  • Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

HOTLINE: 0915.888.404

{/tabs}

điều kiện khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

I.Quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài

Câu chuyện quốc tịch của nhà đầu tư bắt đầu nóng từ lúc Việt Nam tham gia cam kết WTO. Thực tế những nước không tham gia vào WTO sẽ khó có khả năng đầu tư thành công vào Việt Nam vì vậy vấn đề quốc tịch của nhà đầu tư được xem xét sau khi Việt Nam tham gia WTO
Vậy điều kiện cốt lõi của vấn đề quốc tịch chính là việc quốc gia đó có vào WTO hay chưa?
Nếu nhà đầu tư có quốc tịch ở quốc gia đã gia nhập WTO rồi thì hãy yên tâm đầu tư vào Việt Nam.

II. Ngành nghề đầu tư

Để xem xét điều kiện ngành nghề đầu tư cần nghiên cứu hai văn bản sau

• Cam kết WTO
• Mã CPC

Chỉ cần căn cứ vào hai văn bản này đề lựa chon các ngành nghề phù hợp cho nhà đầu tư
Ngoài ra cũng cần phải dựa vào kinh nghiệm của các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài để xem xét các điều kiện về năng lực của nhà đầu tư
Ví dụ: Xuất nhập khẩu – 50.000 USD
Phân phối – 100.000 USD …vv

III.Địa điểm đầu tư

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư rất quan trọng vì ngoài mục đích vị trí chiến lược trong kinh doanh nhà đầu tư cũng cần xem xét theo quy định pháp lý

Ví dụ:
– Chung cư không được dùng làm trụ sở.
– Những ngành hàng sản xuất không thể làm trong các khu dân cư.
– Trụ sở thuê phải có giấy tờ pháp lý rõ ràng.
– Hợp đồng thuê phải được công chứng hoặc chứng thực.

Vì vậy khi đi thuê trụ sở nhà đầu tư nên cần lời khuyên của Luật sư trước khi quyết định việc thuê xưởng hoặc trụ sở của mình.

IV. Tư cách của nhà đầu tư

Tư cách nhà đầu tư được xem xét thông thường theo hai hình thức:

  1. Cá nhân
  2. Tổ chức

1.Điều kiện đối với cá nhân

– Đối với cá nhân yêu cầu đủ năng lực hành vi dân sự và chưa từng vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
– Không thuộc điều kiện cấm thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015.

2.Đối với pháp nhân

– Yêu cầu phải có Giấy phép hoạt động và Điều lệ công ty (M&A)
Vấn đề lưu ý: Nguồn vốn đầu tư phải chứng minh đủ khi Thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra điều kiện năng lực chuyên môn hoặc kinh nghiệm vẫn được xem xét khi tham gia thị trường.

V.Vốn điều lệ

Ngoài các điều kiện về ngành nghề đầu tư thì vốn điều lệ cũng cần được lưu ý: Mặc dù đa phần các ngành nghề đầu tư không yêu cầu vốn pháp định nhưng phải tùy vào năng lực của mỗi ngành đề đầu tư vốn một cách hợp lý.

Trích dẫn một số điều kiện cơ bản về vốn và ngành nghề khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

1. Ngành nghề xuất nhập khẩu

– Vốn đăng ký 50.000 USD trở lên.
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.

2. Ngành nghề tư vấn quản lý, đầu tư

– Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.

3. Ngành nghề phân phối, bán lẻ

– Vốn yêu cầu từ 200.000 USD trở lên.
– Công ty/ tổ chức sẽ đáp ứng tốt hơn điều kiện cấp phép thành lập.

4. Ngành nghề nhà hàng ăn uống, quán cà phê

– Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.
– Hỏi thêm địa điểm làm nhà hàng hoặc quán cà phê.

5. Ngành nghề đào tạo

– Vốn đăng ký từ 20.000 USD trở lên
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.
– Cần hỏi thêm ý kiến Bộ Giáo Dục và quy hoạch địa điểm tại Địa Phương.

6. Ngành nghề xây dựng, kiến trúc

– Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên.
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.
– Hỏi thêm ý kiến bộ xây dựng.

7. Ngành nghề sản xuất

– Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.
– Hỏi thêm ý kiến địa điểm sản xuất.

8. Kinh doanh bất động sản

– Vốn đăng ký từ 1.000.000 USD trở lên.
– Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập.
– Yêu cầu có dự án trước khi thành lập ….

VI.Các điều kiện về hồ sơ pháp lý

Hồ sơ pháp lý cho việc thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam dành riêng cho cá nhân và tổ chức như sau:

+ Tổ chức

+ Cá nhân

Đối với cá nhân có 3 loại hồ sơ quan trọng:

• Hộ chiếu
• Hợp đồng thuê trụ sở
• Xác nhận ngân hàng với số vốn tương tự với vốn Điều lệ đầu tư tại Việt Nam.

Đối với tổ chức có 5 loại hồ sơ sau:

• Giấy đăng ký kinh doanh
• Điều lệ hoạt động của Công ty nước ngoài (M&A).
(Lưu ý: Hai tài liệu này phải hợp thức hóa lãnh sự khi đưa về Việt Nam sử dụng).
• Báo cáo tài chính có lợi nhuận hoặc Xác nhận ngân hàng bằng với số tiền dự định đầu tư vào Việt Nam.
• Hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam.
• Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật đối với Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Dịch vụ xin cấp Thẻ tạm trú tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua hotline 02363707404 hoặc 0915888404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Dịch vụ xin cấp Thẻ tạm trú tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

{tab title="ĐÀ NẴNG" class="blue" align="justify"}

CÔNG TY TNHH DNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Hòa Xuân, Đà Nẵng

Điện thoại 0915.888.404

Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

HOTLINE: 0915.888.404

{tab title="SÀI GÒN" class="red"}

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1

Điện thoại: 02822446739

Mobile: 0889.888.404

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

HOTLINE: 0915.888.404

{tab title="HÀ NỘI" class="green"}

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa

Điện thoại: 02422612929

Mobile: 0899.888.404

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

HOTLINE: 0915.888.404

{/tabs}

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài mới nhất.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài mới nhất.

 

>>>Xem thêm DỊCH VỤ GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG <<<

I/ Để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài cần phải thực hiện theo trình tự như sau:

1/ Tiến hành thủ tục về việc cấp Giấy CN đăng ký doanh nghiệp để thay thế về nội dung của ĐK kinh doanh ở trong Giấy CN đầu tư hay Giấy phép đầu tư:

_ Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ về việc cấp Giấy CN đăng ký doanh nghiệp gồm có những giấy tờ như sau:

+ Bản danh sách của thành viên trong công ty hợp danh/ công ty TNHH 02 thành viên trở lên hay của cổ đông trong công ty cổ phần.

+ Giấy tờ đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin thực hiện đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp công ty hoạt động dựa vào Giấy CN đầu tư.

+ Bản danh sách của người được đại diện theo sự ủy quyền trong trường hợp thành viên/ cổ đông là tổ chức của nước ngoài.

+ Bản sao có công chứng của Giấy CN đầu tư.

+ Bản danh sách của cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông là các nhà đầu tư của nước ngoài.

+ Giấy tờ ủy quyền cho người tiến hành thủ tục về hành chính.

+ Bản chính của Giấy CN đăng ký thuế.

_ Thực hiện nộp ở Sở KH và đầu tư ở nơi mà công ty đặt làm trụ sở chính. Thời gian trong vòng là 05 ngày làm việc tính từ ngày mà Sở KH và đầu tư ở nơi mà công ty đặt làm trụ sở chính đã nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ.

2/ Thực hiện trả con dấu cũ ở cơ quan của Công an và khắc con dấu mới:

Việc thực hiện chỉ được áp dụng trong trường hợp khi Giấy CN đăng ký doanh nghiệp dùng để thay thế nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp ở trong Giấy phép đầu tư, Giấy CN đầu tư.

a/ Thực hiện trả con dấu  cơ quan của công an:

_ Thành phần bộ hồ sơ thực hiện trả dấu gồm có các giấy tờ như sau:

+ Giấy tờ ủy quyền đến cho cá nhân tiến hành thủ tục về hành chính.

+ Công văn của việc xin trả con dấu.

+ Bản gốc của giấy CN đăng ký của mẫu dấu.

+ Con dấu pháp nhân.

_ Thực hiện nộp ở cơ quan của công an tại nơi mà đã cấp về Giấy CN đăng ký mẫu dấu, thời gian trong vòng là 05 ngày làm việc tính từ ngày mà cơ quan của công an đã nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ, sao đó sẽ được nhận Giấy CN thu hồi về mẫu con dấu.

b/ thực hiện khắc con dấu mới:

_ Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 ở điều số 44 thì công ty có quyền được quyết định về nội dung, số lượng và hình thức của con dấu công ty, cơ quan của công an hiện không có quản lý về mẫu con dấu của công ty. Nội dung của con dấu cần phải thể hiện các thông tin như sau: mã số của công ty, tên công ty.

_ Với những công ty mà hoạt động dựa vào Giấy CN đầu tư, Giấy phép đầu tư khi chưa có tiến hành thủ tục về việc cấp Giấy CN đăng ký doanh nghiệp thì nội dung con dấu của công ty vẫn sẽ thể hiện về mã số của dự án đầu tư, do đó khi đã được cấp về Giấy CN đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thực hiện thủ tục để khắc con dấu mới dựa vào MST đã được cấp.

_ Khi đã thực hiện khắc xong con dấu mới thì công ty cần thực hiện đăng tải một cách công khai đối với mẫu con dấu qua Cổng thông tin QG về việc đăng ký doanh nghiệp. Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thực hiện thông báo đối với việc sử dụng về con mẫu dấu gồm có những giấy tờ như sau:

+ Giấy tờ ủy quyền đến cho người tiến hành thủ tục về hành chính.

+ Bản thông báo của việc sử dụng về mẫu con dấu.

_ Thực hiện nộp ở Sở KH và đầu tư ở nơi mà công ty đặt làm trụ sở chính. Thời gian để giải quyết về việc công bố sử dụng của mẫu con dấu là trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày mà cơ quan ĐK kinh doanh được nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ.

3/ Thực hiện công bố nội dung quyết định của việc giải thể:

_ Thời gian trong vòng 07 ngày làm việc tính từ ngày được thông qua nội dung quyết định việc giải thể thì cần phải gửi bản quyết định cho Cơ quan ĐK kinh doanh nhằm thực hiện công bố nội dung quyết định của việc giải thể qua Cổng thông tin QG về việc đăng ký doanh nghiệp. Nội dung hồ sơ thực hiện công bố nội dung quyết định của việc giải thể gồm có những giấy tờ như sau:

+ Bản thông báo của việc giải thể.

+ Giấy tờ đề nghị việc công bố nội dung quyết định giải thể.

+ Giấy tờ ủy quyền đến cho người tiến hành thủ tục về hành chính.

+ Bản quyết định của việc giải thể công ty từ đại HĐ cổ đông trong trường là công ty cổ phần hay từ chủ sở hữu trong trường hợp là công ty TNHH MTV hay từ HĐ thành viên trong trường hợp là công ty TNHH 02 thành viên trở lên.

+ Biên bản cuộc họp từ Đại HĐ cổ đông trong trường hợp là công ty cổ phần hay biên bản cuộc họp trong việc giải thể công ty từ HĐ thành viên trong trường hợp là công ty TNHH 02 thành viên trở lên.

_ Thực hiện nộp ở cơ quan ĐK kinh doanh tại nơi mà công ty có trụ sở chính, thời gian thực hiện công bố là trong vòng 30 ngày tính từ ngày mà cơ quan ĐK kinh doanh đã nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ.

4/ Thực hiện chấm dứt việc hoạt động dự án đầu tư:

_ Dựa vào quy định của Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ở Điều số 41, thời gian trong vòng 15 ngày tính từ ngày đã có quyết định thực hiện chấm dứt việc hoạt động dự án đầu tư thì công ty cần phải tiến hành thủ tục để chấm dứt việc hoạt động dự án đầu tư. Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để chấm dứt việc hoạt động dự án đầu tư gồm có những giấy tờ như sau:

+ Bản quyết định của việc thực hiện chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

+ Bản thông báo của việc thực hiện chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

+ Giấy tờ ủy quyền đến cho người tiến hành thủ tục về hành chính.

+ Bản gốc của Giấy CN đăng ký đầu tư.

_ Thực hiện nộp ở Phòng đăng ký đầu tư tại nơi mà công ty có trụ sở chính, sau đó sẽ được nhận bản Thông báo của việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

5Tiến hành nộp hồ sơ để giải thể công ty:

Khi thời gian trong vòng 30 ngày, việc công bố nội dung quyết định của việc giải thể qua Cổng thông tin QG về việc đăng ký doanh nghiệp đã kết thúc thì công ty cần thực hiện nộp hồ sơ để giải thể cho cơ quan ĐK kinh doanh ở nơi mà công ty có địa chỉ là trụ sở chính. Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp ở điều số 204 thì nội dung hồ sơ để giải thể công ty gồm có những giấy tờ như sau:

+ Bản báo cáo việc thanh lý về tài sản của công ty.

+ Bản thông báo của việc giải thể doanh nghiệp.

+ Bản danh sách của người lao động trong doanh nghiệp.

+ Bản danh sách của chủ nợ và khoản nợ chưa thực hiện thanh toán.

+ Bản quyết định từ HĐ quản trị trong trường hợp là công ty cổ phần hay từ chủ sở hữu trong trường hợp là công ty TNHH MTV hay quyết định từ HĐ thành viên trong trường hợp là công ty TNHH 02 thành viên trở lên trong việc giải thể công ty.

+ Biên bản cuộc họp từ Đại HĐ cổ đông trong trường hợp là công ty cổ phần hay biên bản cuộc họp trong việc giải thể công ty từ HĐ thành viên trong trường hợp là công ty TNHH 02 thành viên trở lên trong việc giải thể công ty.

+ Bản sao có công chứng của thông báo từ cơ quan của thuế trong việc thực hiện đóng MST.

+ Bản thông báo của việc chấm dứt về hiệu lực đối với con dấu.

+ Bản cam kết việc chưa thực hiện mở TK ngân hàng trong trường hợp công ty không có TK ngân hàng.

+ Bản sao có công chứng của xác nhận về việc đã đóng TK ngân hàng nếu công ty có TK ngân hàng.

+ Bản gốc của Giấy CN đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao có công chứng của xác nhận từ cơ quan ĐK kinh doanh trong việc chấm dứt về hoạt động đối với địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh trong trường hợp doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện hay chi nhánh.

_ Thực hiện nộp ở cơ quan ĐK kinh doanh tại nơi mà công ty có trụ sở chính, thời gian để giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày mà cơ quan ĐK kinh doanh đã nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ, sau đó sẽ được nhận Thông báo của việc giải thể công ty.

Chú ý: Trước khi thực hiện thủ tục để giải thể thì công ty cần phải:

+ Tiến hành thủ tục để chấm dứt việc hoạt động của địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh trong trường hợp doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện hay chi nhánh.

+ Hoàn thành những thủ tục đối với cơ quan của thuế quản lý công ty nhằm để được ra thông báo của việc thực hiện đóng MST.

II/ Căn cứ cơ sở pháp lý:

Luật đầu tư 67/2014/QH13.

Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13.

+ Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

+ Nghị định 118/2015/NĐ-CP có hướng dẫn trong Luật đầu tư.

+ Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

+ Nghị định 50/2016/NĐ-CP trong việc xử phạt các vi phạm về hành chính thuộc lĩnh vực KH và đầu tư.

+ Nghị định 96/2015/NĐ-CP.

+ Những văn bản có liên quan khác.

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể doanh nghiệp

Thực hiện phân công của Bộ Tài chính về việc xử lý Công văn số 3116/VPCP-ĐMDN ngày 18/4/2019 của Văn phòng Chính phủ đối với kiến nghị của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Vnet (sau đây gọi là DN) về thành phần hồ sơ khi làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể DN, ngày 4/5/2019 Tổng cục Thuế có Công văn 1763/TCT-KK hướng dẫn như sau:

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế: “Điều 17. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

4. Đối với DN: Hồ sơ của DN để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi DN làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:

a) Trường hợp DN tự giải thể, hồ sơ gồm:

- Quyết định giải thể;

- Biên bản họp;

- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu DN có hoạt động xuất nhập khẩu.

b) Trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc theo quyết định của tòa án, hồ sơ gồm:

- Quyết định giải thể;

- Bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực;

- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu DN có hoạt động xuất nhập khẩu.”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì:

- Trường hợp DN trong quá trình sản xuất kinh doanh có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, thì hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể DN phải có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan;

- Trường hợp DN trong quá trình sản xuất kinh doanh không có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, thì hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế để giải thể DN không phải có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

>>>Xem thêm Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp; Hồ sơ giải thể doanh nghiệp<<< 

Có bắt buộc điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ?

Có bắt buộc điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ?

Thực tế, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giấy tờ đều phải điểm chỉ (lăn tay) sau khi đã ký tên. Việc điểm chỉ trong công chứng có phải là bắt buộc không?

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

Điểm chỉ trong văn bản công chứng

Điểm chỉ hay còn gọi là lăn tay được hiểu là việc lăn ngón tay dính mực vào văn bản, giấy tờ, trên đó sẽ có dấu vân tay của người điểm chỉ.

Việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau:

- Công chứng di chúc;

- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Căn cứ: khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014

Như vậy, điểm chỉ là không bắt buộc, được áp dụng trong các trường hợp nhất định đã nêu trên.

Tuy nhiên, đa phần các công chứng viên đều đề nghị người yêu cầu công chứng điểm chỉ đồng thời với ký vào văn bản công chứng, điều này nhằm đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Lưu ý khi điểm chỉ trong công chứng

Theo đó, khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.

Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.

Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn và cũng không quá phiền toái, mọi người nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.

>>>Xem thêm Luật Doanh nghiệp 2014 - Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13; Luật Phá sản của Quốc hội, số 51/2014/QH13<<<

Hậu Nguyễn 

 

Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết

Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết

Thủ tục đăng ký kinh doanh 2019 có nhiều cải cách, trong đó có 12 thay đổi đáng chú ý nhất định phải biết giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc khi đăng ký kinh doanh.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

1. Văn bản ủy quyền không bắt buộc công chứng, chứng thực

Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực (theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)

Người thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng lý doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Song, hiện nay, đa phần người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện thủ tục ĐKDN mà ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện.

Theo đó, khi đăng ký thành lập trong trường hợp này phải gửi kèm văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trước đây, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ nêu văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật, không quy định cụ thể văn bản ủy quyền có cần công chứng, chứng thực không.

Chính điều này dẫn đến việc không thống nhất trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thực hiện.

Do đó, khoản 2 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Không buộc phải đóng dấu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Nghị quyết, Quyết định, Biên bản họp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

Đây là quy định hoàn toàn mới được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP. Có thể thấy, lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực đầu tiên không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng con dấu.

3. Miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định (khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Tuy nhiên, nội dung này được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 55 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không phải trả phí khi công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Đơn giản hóa hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Theo Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trường hợp chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên là tổ chức, khi thành lập công ty phải có một trong các giấy tờ sau:

- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác;

- Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức là chủ sở hữu công ty.

Hiện nay, không yêu cầu nộp Điều lệ của chủ sở hữu, chỉ cần nộp bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.

5. Thông báo mẫu dấu qua mạng không cần nộp hồ sơ giấy

Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp chỉ cần gửi Thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Với thủ tục này, doanh nghiệp sẽ không mất thời gian chờ đợi và như vậy thời gian hoàn thành thủ tục hành chính chỉ trong một thời gian rất ngắn.

6. Được chuyển loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi

Cho phép doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Căn cứ: Khoản 5 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP bổ sung khoản 6 Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định của loại hình đó. Tham khảo CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT!.

7. Cho phép đăng ký địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này, theo đó, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi chưa có chi nhánh.

>>>Xem thêm Lựa chọn địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật<<<

8. Nộp và nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua đường bưu điện

Hiện tại, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, quy định mới cho phép doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai hình thức: Nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc đăng ký nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường bưu điện (khoản 8 Điều 29 Nghị định 108/2018/NĐ-CP).

9. Không cần nộp báo cáo tài chính khi giảm vốn điều lệ

Theo khoản 4 Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

Quy định mới không yêu cầu nộp báo cáo tài chính khi giảm vốn điều lệ, thay vào đó, doanh nghiệp phâỉ cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

>>>Xem thêm Cách lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 mới nhất<<<

10. Cắt giảm thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua.

Chỉ thông báo thay đổi khi cổ đông sáng lập không góp hoặc góp thiếu, thay đổi trong quá trình hoạt động sau thời hạn góp vốn 90 ngày không phải thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Thay vì phải thông báo khi có bất kỳ sự thay đổi thông tin nào đã đăng ký của cổ đông sáng lập như trước đây.

Lưu ý, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (trước kia là 10 ngày).

11. Hướng dẫn chi tiết chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Hồ sơ ĐKDN chuyển đổi từ hộ kinh doanh

=

Hồ sơ ĐKDN
(loại hình tương ứng)

+

Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

+

Giấy chứng nhận đăng ký thuế


Chi tiết: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

Thời hạn giải quyết chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, phòng ĐKKD gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

12. Thay đổi loạt biểu mẫu về đăng ký kinh doanh 2019

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp, trong đó, thay thế tất cả các biểu mẫu cũ. Song, những thay đổi tại hệ thống biểu mẫu không quá lớn, cụ thể: 

>>>Xem thêm DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Thay đổi trong biểu mẫu do doanh nghiệp phát hành

- Tất cả văn bản do doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát hành đều được làm rõ thông tin nào bắt buộc, thông nào không bắt buộc. Bỏ mục “Các giấy tờ gửi kèm”

- Trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:

+ Bổ sung nội dung đề nghị đăng công bố nội dung ĐKDN trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

+ Ghi nhận thông tin về việc thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh

- Danh sách thành viên, cổ đông (Phụ lục từ I-6 đến I-9)

+ Bổ sung hướng dẫn kê khai Thời điểm góp vốn;

+ Hướng dẫn về các trường hợp thành viên, cổ đông không cần ký vào danh sách. Cụ thể, khi đăng ký thay đổi, thành viên, cổ đông không bắt buộc phải ký tên trong Danh sách thành viên, cổ đông.

- Thay đổi trong Thông báo tạm ngừng kinh doanh (II-21)

+ Bổ sung nội dung đề nghị Phòng ĐKKD thực hiện tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Bổ sung nút tick để doanh nghiệp lựa chọn: Sau khi doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại điện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục ngừng hoặc quay lại hoạt động đồng thời với doanh nghiệp.

Thay đổi trong biểu mẫu của hộ kinh doanh

Bổ sung các thông tin sau:

- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: Chọn một trong các chủ thể: Cá nhân/Nhóm cá nhân/ Hộ gia đình;

- Thông tin về danh sách nhóm cá nhân tham gia lập hộ kinh doanh.

Trên đây là 12 điểm thay đổi trong đăng ký kinh doanh 2019, các doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo thực hiện đúng quy định. Để tham khảo các bài viết khác cùng lĩnh vực, Quý khách hàng xem thêm tại THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - DOANH NGHIỆP.

→ Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

 

Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất

Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất

Việc công chứng góp phần bảo đảm tính an toàn pháp lý trong các giao dịch, do đó hoạt động công chứng ngày một phát triển. Với sự ra đời của Luật Công chứng 2014 một lần nữa thúc đẩy các hoạt động này. Dưới đây là tổng hợp những điểm đáng chú ý nhất năm 2018 của Luật này:
→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

1. Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng được định nghĩa như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Rất nhiều người thường lầm tưởng công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên 02 khái niệm này lại khác nhau. Sở dĩ chúng thường được gọi chung là bởi công chứng, chứng thực được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng…

Để phân biệt công chứng và chứng thực xem chi tiết tại đây.

2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cụ thể:

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy, văn bản công chứng là một chứng cứ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, phòng ngừa tranh chấp, là bằng chứng xác thực, có giá trị sử dụng như bản gốc.

>>>Xem thêm Có bắt buộc điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ?<<<

3. Thủ tục công chứng giấy tờ

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Người có yêu cầu công chứng trình bày nội dung cần công chứng và hồ sơ tài liệu cần công chứng với Công chứng viên hoặc chuyên viên văn phòng công chứng.

Bước 2: Kiểm tra số lượng và tính pháp lý giấy tờ trong hồ sơ

Trường hợp 1: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các bên tham gia giao dịch đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật thì thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Người tiếp nhận hồ sơ thông báo cho khách hàng phí công chứng, thù lao công chứng để khách hàng biết và thoả thuận trước khi thực hiện các công việc nghiệp vụ.

Trường hợp 2: Trường hợp hồ sơ thiếu, người tiếp nhận thông báo các giấy tờ cần hoàn thiện.

Trường hợp 3: Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì từ chối tiếp nhận và giải thích lý do.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu công chứng

Bước 4: Ghi lời chứng và ký

Người có yêu cầu đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 5: Thu phí, đóng dấu và trả kết quả cho khách hàng

Thư ký viết thông báo phí công chứng và thù lao công chứng. Khi nhận được phí và thù lao, kế toán viết phiếu và chuyển cho khách hàng.

Văn thư ghi số công chứng, đóng dấu hồ sơ công chứng, trả hồ sơ đã được công chứng cho khách hàng. 

Thời hạn công chứng:  Không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

4. Mức thu và cách tính phí công chứng mua bán nhà đất

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, mức thu và cách tính phí công chứng mua bán nhà, đất được tính trên giá trị chuyển nhượng, cụ thể:

STT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn

2

Từ 50 - 100 triệu đồng

100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 - 03 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 - 05 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 - 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 - 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 

Lưu ý: Đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do nhà nước quy định, thì giá trị hợp đồng tính phí công chứng được tính theo công thức sau:

Giá trị nhà, đất tính phí công chứng

=

Diện tích đất ghi trong hợp đồng

x

Giá đất do Nhà nước quy định

 

Ví dụ: Anh A và B thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích là 100m2, với giá 01 tỷ đồng. Bảng giá đất theo quy định Nhà nước là 20 triệu đồng/m2. Như vậy, giá trị tính phí công chứng được tính như sau:

- Giá trị chuyển nhượng tính phí công chứng = 100m2 x 20 triệu đồng = 2 tỷ.

- Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng = 1 triệu + 600 nghìn đồng (0.06 x 1 tỷ/100).

5. Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng hợp đồng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng đó.

Trong một số trường hợp cụ thể, việc công chứng hợp đồng có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Dưới đây là một số loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng:

- Hợp đồng mua bán nhà ở

Trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

Căn cứ: Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015

- Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

Trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Căn cứ: Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015

- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

Trừ trường hợp: Góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở

Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014; Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ

Căn cứ: Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Phải được dịch ra Tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Căn cứ: Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015

- Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất  

Căn cứ: Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

>>>Xem thêm: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng năm 2018.<<<

6. Điều kiện để trở thành công chứng viên

Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, để trở thành công chứng viên người đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Bắt buộc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng cử nhân Luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Đáng chú ý, Luật Công chứng 2014 đã siết chặt hơn điều kiện trở thành công chứng viên, kéo dài thời gian đào tạo nghề công chứng lên thành 12 tháng thay vì 06 tháng như quy định tại Luật Công chứng 2006 trước đây.

7. Khi nào được phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng?

Điều 29 Luật Công chứng 2014 nêu rõ, văn phòng công chứng đã hoạt động từ 02 năm trở lên, nếu có nhu cầu có thể chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;

- Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;

- Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Như vậy, chỉ được phép chuyển nhượng văn phòng công chứng khi đã hoạt động được tối thiểu 02 năm.

8. Vi phạm quy định về công chứng phạt tới 60 triệu đồng

Luật Công chứng 2014 nhấn mạnh trường hợp công chứng viên vi phạm quy định về công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đối với tổ chức hành nghề công chứng vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng đối với tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào  (khoản 6 Điều 15 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP)

Một số vi phạm thường gặp và mức xử phạt cần biết, cụ thể:

- Không niêm yết phí công chứng, thù lao công chứng và nguyên tắc tính chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng;

- Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận phạt từ 03 - 07 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi làm giả quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động...

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; hủy bỏ giấy tờ giả đã tạo. 

 

Phân biệt công chứng và chứng thực

Phân biệt công chứng và chứng thực

Chắc hẳn không ít người nghĩ công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau. Công chứng và chứng thực được phân biệt như sau:
→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm

Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

- Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt

(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)

Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyền

- Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

- Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

- Phòng Tư pháp;

- UBND xã, phường;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Công chứng viên

Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

Bản chất

- Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro

- Mang tính pháp lý cao hơn

- Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức

Giá trị pháp lý

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là một số những điểm khác biệt cơ bản giữa công chứng và chứng thực, nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn khái quát nhất và đưa ra được sự lựa chọn hợp lý khi có hợp đồng, giao dịch cần được công chứng, chứng thực. 

 

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng năm 2019

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng năm 2019

Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Trong một số trường hợp cụ thể, hợp đồng bắt buộc phải được công chứng.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

Dưới đây là tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định hiện hành của pháp luật:

STT

Loại hợp đồng/văn bản

Căn cứ pháp lý

 

Hợp đồng về nhà ở

1

Hợp đồng mua bán nhà ở


 

Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014

2

Hợp đồng tặng cho nhà ở

3

Hợp đồng đổi nhà ở

4

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

5

Hợp đồng thế chấp nhà ở

 

Hợp đồng về quyền sử dụng đất

6

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất



Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

 

7

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

8

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

9

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

10

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

11

Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

 

Các văn bản khác

12

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ

Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

13

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015

14

Văn bản thừa kế về nhà ở

Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014

15

Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

16

Văn bản về lựa chọn người giám hộ

Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015

 
Điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì ?

Điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì ?

I/ Tổng quan về Công ty TNHH 1 thành viên như sau:

_ Công ty TNHH 1 thành viên là công ty mà chủ sở hữu là 01 tổ chức hay 01 cá nhân (còn gọi là chủ sở hữu doanh nghiệp). Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi của mức vốn điều lệ trong công ty.

_ Công ty TNHH 1 thành viên sẽ không được quyền thực hiện phát hành về cổ phần.

_ Công ty TNHH 1 thành viên sẽ có tư cách về pháp nhân tính từ ngày đã được cấp về Giấy CN đăng ký kinh doanh.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

II/ Những điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên gồm có:

1/ Điều kiện đối với chủ sở hữu như sau:

_ Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty cần phải có đủ năng lực trong hành vi về dân sự và không có thuộc đối tượng bị cấm thành lập bởi nhà nước hay tham gia thành lập công ty.

_ Cá nhân, tổ chức sẽ không được quyền thực hiện thành lập và quản lý công ty ở Việt Nam như sau:

+ Công chức, cán bộ dựa vào quy định theo pháp luật đối với công chức, cán bộ.

+ Cơ quan của nhà nước, các đơn vị của lực lượng về vũ trang của nhân dân VN sử dụng tài sản của nhà nước để thực hiện thành lập công ty kinh doanh và thu lợi nhuận riêng cho các đơn vị, cơ quan của mình.

+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo nghiệp vụ ở trong những công ty có 100% vốn thuộc sở hữu của nhà nước, ngoại trừ những người được đề cử làm đại diện theo sự uỷ quyền nhằm quản lý mức vốn góp của nhà nước ở công ty khác.

+ Hạ sĩ, sĩ quan, công nhân của quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp ở trong những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân VN. Hạ Sĩ, sĩ quan chuyên nghiệp ở trong những đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân VN.

+ Người đang phải chấp hành các hình phạt tù hay đang bị cấm hoạt động kinh doanh bởi Toà án.

+ Người chưa đủ tuổi thành niên, người bị mất các năng lực trong hành vi về dân sự hay bị hạn chế các năng lực trong hành vi về dân sự.

+ Những trường hợp dựa vào quy định theo pháp luật khác về việc phá sản.

>>>Xem thêm Thủ tục thành lập công ty cổ phần, DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VIỆT NAM MỚI NHẤT<<<

2/ Điều kiện đối với vốn đầu tư:

Vốn đầu tư để thành lập công ty cần phải phù hợp về các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Với các công ty có hoạt động kinh doanh về những ngành nghề mà cần vốn pháp định thì mức vốn đầu tư lúc ban đầu sẽ không được thấp hơn so với mức vốn pháp định này.

3/ Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh gồm:

_ Ngành nghề mà công ty thực hiện đăng ký kinh doanh cần phải không bị cấm hoạt động kinh doanh từ pháp luật.

Nội dung luật pháp của Việt Nam cấm hoạt động kinh doanh những ngành nghề như sau:

+ Kinh doanh về những vũ khí, quân dụng, quân trang, đạn dược và các phương tiện về kỹ thuật của quân sự mà chuyên dùng cho những lực lượng vũ trang.

+ Kinh doanh các chất phóng xạ, chất độc, chất nổ.

+ Kinh doanh về chất ma tuý.

+ Kinh doanh về dịch vụ mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, buôn bán trẻ em và phụ nữ.

+ Kinh doanh về dịch vụ tổ chức hoạt động gá bạc, đánh bạc.

+ Kinh doanh về những hoá chất mà có mang tính độc hại mạnh.

+ Kinh doanh những hiện vật mà thuộc các di tích lịch sử, bảo tàng, văn hoá.

+ Kinh doanh những sản phẩm về văn hoá phẩm đồi trụy, phản động, dị đoan, mê tín hay có hại đến nền giáo dục nhân cách.

+ Kinh doanh những loại pháo nổ.

+ Kinh doanh về những loài động vật, thực vật hoang dã nằm trong danh mục thuộc điều ước của quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hay tham gia quy định về những loại thực vật, động vật quý hiếm khác mà cần được bảo tồn.

_ Trường hợp khi công ty thực hiện đăng ký kinh doanh các ngành nghề dựa vào quy định theo pháp luật mà cần phải có chứng chỉ về hành nghề thì người điều hành, quản lý của công ty phải có các chứng chỉ về hành nghề được lưu ở trụ sở của công ty.

Nội dung luật pháp Việt Nam đã quy định những ngành nghề như sau cần phải có các chứng chỉ về hành nghề:

+ Kinh doanh các dịch vụ về khám, chữa bệnh và kinh doanh về dược phẩm.

+ Kinh doanh các dịch vụ về pháp lý.

+ Kinh doanh các dịch vụ về thiết kế công trình.

+ Kinh doanh các dịch vụ về thú y và kinh doanh về thuốc thú y.

+ Kinh doanh các dịch vụ về môi giới chứng khoán.

+ Kinh doanh các dịch vụ về kiểm toán.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên mới nhất.

Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên mới nhất.

I/ Nội dung điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên như sau:

Dựa vào Luật doanh nghiệp ở Điều số 15 thì Điều lệ của công ty cần phải có những nội dung như sau:
_ Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh.

_ Địa chỉ, tên của trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh (nếu có).
_ Địa chỉ, họ tên của những thành viên trong doanh nghiệp.

_ Vốn điều lệ.
_ Nghĩa vụ và quyền của những thành viên trong doanh nghiệp.

_ Phần vốn được góp và giá trị đối với vốn góp của từng thành viên trong doanh nghiệp.
_ Người được đại diện pháp luật.

_ Cơ cấu của tổ chức quản lý.
_ Các trường hợp khi thành viên có yêu cầu doanh nghiệp mua lại số vốn đã góp.

_ Thể thức việc thông qua nội dung quyết định của doanh nghiệp, nguyên tắc về việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ.
_ Những trường hợp khi thực hiện giải thể, các bước giải thể và các thủ tục về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

_ Những loại quỹ được lập và mức giới hạn đối với mỗi loại quỹ được lập ở doanh nghiệp, nguyên tắc về việc phân chia lợi nhuận, chịu lỗ, trả cổ tức trong hoạt động kinh doanh.
_ Chữ ký từ người được đại diện pháp luật hay toàn bộ thành viên ở trong doanh nghiệp.

_ Thể thức của việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty.
Những nội dung khác trong Điều lệ của công ty được thỏa thuận bởi các cổ đông, thành viên tuy nhiên không được phép trái với các quy định của pháp luật.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty 

II/ Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên gồm có những giấy tờ như sau:

_ Bản dự thảo về Điều lệ của công ty, Nội dung bản dự thảo về điều lệ của công ty cần phải có chữ ký đầy đủ của người được đại diện pháp luật và của những thành viên hay người được đại diện theo sự ủy quyền với công ty TNHH 2 thành viên. Những thành viên sáng lập đều cần phải chịu trách nhiệm đối với sự phù hợp theo pháp luật trong điều lệ của công ty.

_ Giấy tờ đề nghị việc đăng ký doanh nghiệp.

_ Bản sao phải hợp lệ của chứng chỉ hành nghề đối với một ay 01 số cá nhân của công ty TNHH nếu như công ty hoạt động kinh doanh những ngành nghề dựa vào quy định theo pháp luật thì cần phải có giấy chứng chỉ hành nghề.
_ Nội dung văn bản xác nhận đối với vốn pháp định của tổ chức, cơ quan thẩm quyền của công ty hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà dựa vào quy định theo pháp luật là cần phải có mức vốn pháp định.

_ Danh sách của các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên lập dựa vào mẫu được quy định từ Bộ KH và Đầu tư Và kèm theo nội dung danh sách của các thành viên sáng lập gồm:

+ Bản sao phải hợp lệ của bản quyết định thành lập, Giấy CN đăng ký kinh doanh hay Giấy CN đăng ký doanh nghiệp hay các giấy tờ tương ứng khác. Bản sao phải hợp lệ của 01 trong những giấy tờ được chứng thực của cá nhân dựa vào Nghị định số 43/2010/NĐ-CP được quy định ở Điều số 24 của người được đại diện theo sự ủy quyền và bản quyết định việc ủy quyền tương đương với trường hợp khi các thành viên sáng lập cũng là pháp nhân.
+ Bản sao phải hợp lệ của 01 trong những giấy tờ chứng thực về cá nhân dựa vào Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đã quy định ở Điều số 24 với trường hợp khi các thành viên sáng lập cũng là cá nhân.

>>>Xem thêm Thủ tục thành lập công ty cổ phần, Điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì ?<<<

Lưu ý:

_ Khi thực hiện soạn thảo về nội dung trong điều lệ của công ty thì cần phải bảo đảm các nội dung cơ bản được nêu trên. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể thực hiện bổ sung thêm những điều khoản khác phụ thuộc vào các điều kiện để hoạt động của doanh nghiệp.

_ Điều lệ của công ty khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp hoặc như nội dung trong điều lệ được bổ sung, sủa đổi trong suốt quá trình công ty hoạt động thì cần phải có chữ ký, họ tên của chủ sở hữu doanh nghiệp và của Người được đại diện pháp luật.

_ Công ty TNHH 2 thành viên sẽ không được phép phát hành về cổ phần để thực hiện huy động vốn, vì thế nếu có dự định hoạt động kinh doanh ở trong những lĩnh vực mà cần phải thực hiện huy động nhiều về vốn thì cần phải cân nhắc chọn lựa việc thành lập loại hình công ty Cổ phần từ lúc ban đầu thì sẽ tránh được các thủ tục phức tạp sau này vì phải thực hiện chuyển đổi về loại hình từ công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần với mục đích được thực hiện phát hành về cổ phần.

_ Vì doanh nghiệp có từ 02 cho tới dưới 50 thành viên thế nên những vấn đề đối với việc mua bán các tài sản, định hướng để phát triển công ty …. thì đều cần phải tiến hành họp HĐ thành viên và đưa ra những quyết định thông qua các vấn đề đó.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

 

Thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính mới nhất

Thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính mới nhất

Thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính mới nhất - Hiện nay nhu cầu về thành lập doanh nghiệp đang ngày càng tăng lên và đối với việc thực hiện thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính hiện đang có được sự quan tâm và chú trọng khá nhiều.

DNG Business chúng tôi xin chia sẻ về nội dung một cách cụ thể có liên quan đến các cơ sở pháp lý, những điều kiện, hồ sơ và các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính một cách đầy đủ nhất.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG.

→ Tham khảo đăng ký nhãn hiệu tại đà nẵng

→ Tham khảo đăng ký mã số mã vạch tại Đà Nẵng 

I/ Đối với cơ sở pháp lý gồm có:

_ Nội dung của Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 thuộc Quốc hội.

_ Nội dung của Luật Kế toán năm 2003.

_ Nôi dung của Nghị định 129/2004/NĐ-CP thuộc Chính phủ: Nghị định đã quy định một cách chi tiết và hướng dẫn việc thi hành 01 số điều thuộc Luật Kế toán được áp dụng trong các hoạt động về kinh doanh.

II/ Điều kiện để hoạt động kinh doanh của ngành nghề tư vấn về tài chính gồm:

1/ Dói với chứng chỉ về hành nghề:

_ Đối với công ty TNHH tư vấn tài chính cần phải có tối thiểu 02 thành viên tham gia góp vốn ở vị trí kế toán viên đã đăng ký hành nghề ở công ty. Đối với mức vốn góp của những kế toán viên đang hành nghề cần phải chiếm ở mức trên 50% so với vốn điều lệ trong công ty.

_ Các kế toán viên đang hành nghề sẽ không được phép đồng thời thực hiện đăng ký việc hành nghề về tư vấn tài chính ở 02 đơn vị hoạt động kinh doanh về tư vấn tài chính trở lên vào trong cùng 01 thời gian.

2/ Về loại hình của công ty cụ thể như:

Về việc thực hiện thành lập doanh nghiệp thì sẽ được phép hoạt động dựa vào 01 trong 03 hình thức như là: công ty hợp danh, công ty tư nhân hay công ty TNHH.

Dựa vào đó các khách hàng cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên nhằm để được tiến hành hoạt động kinh doanh về tư vấn tài chính.

3/ Đối với việc thực hiện thành lập doanh nghiệp cụ thể như:

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VIỆT NAM MỚI NHẤT tư vấn về tài chính là thuộc loại có điều kiện, đều có thể được thực hiện thành lập doanh nghiệp và tiến hành đăng ký đối với ngành nghề này trong khi chưa có thể đáp ứng được những điều kiện đã kể trên, nhưng khi đưa vào hoạt động thì các kjhachs hàng bắt buộc cần phải đáp ứng được những điều kiện đó.

4/ Đối với mức vốn điều lệ:

Đối với vốn điều lệ thì sẽ được quy định ở trong Điều lệ của doanh nghiệp và tùy thuộc vào khả năng về tài chính của công ty.

>>>Xem thêm Danh sách tour du lịch Đà Nẵng của hãng lữ hành du lịch nội địa DANAGO ở Miền trung<<<

II/ Khi đã xác định được loại hình của công ty cần thành lập thì tùy theo từng loại hình mà cần có hồ tương ứng cụ thể sau:

1/ Nội dung hồ sơ về đăng ký việc thành lập công ty TNHH gồm có giấy tờ sau:

_ Dự thảo về Điều lệ của công ty TNHH.

_ Giấy tờ đề nghị việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

_ Danh sách của các thành viên và những giấy tờ được kèm theo bao gồm:

+ Đối với trường hợp khi thành viên là tổ chức sẽ bao gồm: bản saoc của giấy CN đăng ký kinh doanh, quyết định việc thành lập hay những tài liệu tương ứng khác. Của Hộ chiếu, CMND, văn bản về việc uỷ quyền đến người đại diện hay các giấy tờ chứng thực về cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện dựa vào sự uỷ quyền.

+ Đối với trường hợp khi thành viên là cá nhân sẽ bao gồm: bản sao của Hộ chiếu, CMND hay cá giấy tờ chứng thực về cá nhân hợp pháp khác.

=> Du lịch cùng TOUR HÀ NỘI ĐI ĐÀ NẴNG 4 ngày 3 đêm trọn gói của DNG Travel.

2/ Nội dung hồ sơ về đăng ký việc thành lập doanh nghiệp hợp danh  gồm có những giấy tờ sau:

_ Danh sách của các thành viên, bản sao của Hộ chiếu, CMND hay các chứng thực về cá nhân hợp pháp khác đối với mỗi thành viên.

_ Dự thảo về Điều lệ trong công ty Hợp danh.

_ Giấy tờ đề nghị việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

3/ Nội dung hồ sơ về đăng ký việc thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm có những giấy tờ sau:

_ Bản sao của Hộ chiếu, CMND hay các chứng thực về cá nhân hợp pháp khác.

_ Giấy tờ đề nghị việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

III/ Trình tự các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty tư vấn tài chính gồm:

1/ Công ty cần chuẩn bị hồ sơ dựa vào quy định như đã nêu trên.

2/ Công ty thực hiện nộp hồ sơ về đăng ký ở Phòng đăng ký kinh doanh hay có thể tiến hành nộp trên trang web: dangkyquamang.dkkd.gov.vn

3/ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra về tính hợp lệ đối với hồ sơ và sẽ thực hiện việc giải quyết về hồ sơ của công ty.

4/ Căn cứ dựa vào ngày được hẹn đã ghi trong nội dung của giấy Biên nhận thì người đại diện cho công ty đi đến Phòng đăng ký kinh doanh để được nhận kết quả về việc giải quyết hồ sơ của công ty.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty TNHH DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

{tab title="HÃNG LỮ HÀNH" class="red"}

  • CÔNG TY CỔ PHẦN DNG GROUP
  • Giấy phép ĐKDN: 0402027442 do Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2020.

HOTLINE: 0833.888.404

{tab title="HƯỚNG DẪN" class="blue" align="justify"}

  • CÔNG TY TNHH DNG GROUP
  • Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Điện thoại 0833-888-404
  • Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

{/tabs}

Thủ tục thành lập công ty kiến trúc

Thủ tục thành lập công ty kiến trúc

Thủ tục thành lập công ty kiến trúc tại Đà Nẵng sẽ được DNG Business hướng dẫn chi tiết như dưới đây để bạn tham khảo.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty

Hồ sơ cần thiết khi thành lập công ty kiến trúc

Tương tự như việc thành lập công ty, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác. Khi thành lập công ty kiến trúc thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh …);

  • Danh sách các thành viên sáng lập hoặc các cổ đông sáng lập nên công ty;

  • Bản sao chứng thực một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên hoặc cổ đông như CMTND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (đối với các cá nhân); Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (đối với các tổ chức);

  • Chứng chỉ hành nghề nếu như kinh doanh ngành nghề có điều kiện như giám sát thi công, thiết kế công trình,…

  • Quyết định bổ nhiệm quản lý của công ty kiến trúc;

  • Hợp đồng lao động của nhân viên trong công ty;

>>>Xem thêm Thủ tục thành lập công ty cổ phần, Điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên mới nhất.<<<

Các ngành nghề của công ty kiến trúc

Doanh nghiệp cần phải thực hiện làm thủ tục thành lập công ty kiến trúc nếu như kinh doanh các ngành nghề trong ngành xây dựng như:

  • Thiết kế kiến trúc công trình công cộng;

  • Thiết kế kiến trúc công trình giao thông;

  • Thiết kế kiến trúc công trình đường bộ;

  • Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng;

  • Thiết kế quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình;

  • Khảo sát địa hình, đo đạc bản đồ;

  • Khảo sát địa chất công trình;

  • Và một số ngành nghề tư vấn – thiết kế kiến trúc khác.

Nếu như những ngành nghề liên quan đến thiết kế thì khi thành lập công ty kiến trúc bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật hoặc của các nhân viên trong công ty.

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty kiến trúc, bạn cần phải soạn thảo đầy đủ hồ sơ theo quy định và cung cấp chứng chỉ tương ứng, sau đó nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đăng ký thành lập công ty.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty TNHH DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Xem thêm tour du lịch ưu đãi đặc biệt dành cho các công ty kiến trúc qua tour Đà Nẵng đi Phú Quốc du ngoạn đảo xanh vùng Kiên Giang của DNG TRAVEL - hãng du lịch lữ hành nội địa tại Miền trung.


CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

Thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng

Thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng

Quý khách đang ấp ủ kế hoạch mở công ty thiết kế xây dựng cho riêng mình? Tuy nhiên bạn lại chưa nắm rõ những thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng. Hãy để NHÀ THẦU XÂY DỰNG TẠI ĐÀ NẴNG chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về các điều kiện, thủ tục để thành lập công ty thiết kế xây dựng đầy đủ, hợp pháp đồng thời tránh được những rủi ro khi bắt đầu đi vào hoạt động.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Tour Bình Dương Đi Đà Nẵng 3N2Đ Hành Trình Trải Nghiệm Mới Lạ

→ Tham khảo nhà thầu xây dựng tại đà nẵng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thành lập công ty thiết kế xây dựng bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty thiết kế xây dựng
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty (tùy từng loại hình công ty)
  • Bản sao công chứng một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND còn hiệu lực hay Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người thành lập công ty là cá nhân;
  • Đối với tổ chức khi thành lập công ty thiết kế xây dựng cần chuẩn bị:

– Giấy CN ĐKKD/ Giấy CN ĐKDN và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện của tổ chức, quyết định uỷ quyền cho người đại diện theo pháp luật;

– Quyết định góp vốn thành lập công ty đối với thành viên là tổ chức

>>>Xem thêm DỊCH VỤ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG.<<<

Bước 2: Công bố thông tin của công ty thiết kế xây dựng trên cổng thông tin quốc gia.

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì công ty thiết kế xây dựng phải công khai thông tin của công ty mình trên Cổng thông tin quốc gia theo đúng trình tự, thủ tục đồng thời phải trả phí theo quy định. Những thông tin công bố đó là những thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Công ty phải hoàn thành thủ tục này trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như công ty không công bố thông tin doanh nghiệp đúng hạn thì sẽ có thể bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP và phải khắc phục hậu quả của việc này.

Bước 3: Công ty phải thực hiện khắc dấu tròn pháp nhân và nộp thông báo mẫu dấu lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Đặt bảng hiệu công ty thiết kế xây dựng tại trụ sở chính của mình

Bước 5: Hoàn tất các thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng công ty và thông báo thông tin tài khoản ngân hàng của công ty lên sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 7: Công ty phải tiến hành đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng

Bước 8: Nộp thuế môn bài theo quy định thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số của công ty

Trên đây là toàn bộ những thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng chính xác, đầy đủ để bạn có thể tránh được những rủi ro sau này.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!


CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

Thủ tục thành lập công ty online mới nhất

Thủ tục thành lập công ty online mới nhất

Thủ tục thành lập công ty online - Công ty DNG xin tư vấn đến các khách hàng nội dung của thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị của hình thức nộp hồ sơ về thành lập công ty online nhằm tiết kiệm về công sức cũng như thời gian đi lại của các khách hàng trong việc nộp hồ sơ một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Tour Hà Nội Đi Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm của DANAGO

→ Tham khảo DỊCH VỤ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI ĐÀ NẴNG 

I/ Trình tự các bước thực hiện nộp hồ sơ về thành lập công ty online cụ thể như sau:

1/ Tiến hành tạo tài khoản đăng ký kinh doanh nhằm thực hiện nộp hồ sơ ở trang web: dangkyquamang.dkkd.gov.vn và thực hiện gửi yêu cầu về file scan của bản sao CMND có chứng thực, tài khoản đăng ký kinh doanh của người chủ tài khoản đến phòng đăng ký kinh doanh. Thời gian sau 1 ngày làm việc thì Sở KH và đầu tư sẽ tiến hành gửi thông báo đến chủ tài khoản được phép sử dụng tài khoản đó để thực hiện ký hồ sơ và nộp hồ sơ.

2/ Thực hiện việc đăng nhập vào TK đăng ký kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ dựa vào hướng dẫn trong đó.

Khi đã đăng nhập thành công thì công ty thực hiện tạo hồ sơ dựa vào hướng dân rồi sau đó tiến hành nhập các thông tin vào trong những mục tương ứng và thực hiện tải bản scan của 01 bộ hồ sơ đã nêu trên vào trong những mục tương ứng.

Chú ý: Đối với mục văn bản về ủy quyền cho người đại diện để làm các thủ tục đăng ký công ty thì công ty cần tải văn bản về ủy quyền và CMND của người thực hiện nộp hồ sơ có công chứng vào trong cùng mục này.

Về người ký và người liên hệ thì phải là cùng 01 người và cũng là người sẽ liên hệ đến phòng đăng ký kinh doanh để được nhận kết quả sau khi hồ sơ được hợp lệ.

3/ Sau thời gian là từ 03 đến 04 ngày thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành trả lời về tính hợp lệ đối với hồ sơ hay những nội dung của hồ sơ cần phải sửa đổi.

Khi hồ sơ được hợp lệ thì công ty cần phải thực hiện in thông báo của hồ sơ được hợp lệ và cùng kèm theo là bộ hồ sơ đã được scan và nộp online để thực hiện nộp đến sở KH và đầu tư với mục đích xác thực về bản điện tử so với bản giấy có được trùng khớp hay không và cấm sử dụng các phần mềm về chỉnh sửa file nhằm sửa đổi nội dung hồ sơ sau đó sẽ nhận đăng ký kinh doanh mới. Về việc xác thức như trên thì thông thường sẽ thực hiện trong vòng 01 ngày làm việc.

4/ Trong thời gian là 30 ngày tính từ ngày mà phòng đăng ký kinh doanh tiến hành xác thực về hồ sơ được hợp lệ thì công ty cần chuẩn bị hồ sơ về Công bố thông tin sau đó tiến hành nộp trực tiếp đến bộ phận 01 cửa ở sở KH và đầu tư.

Xem thêm => Tour quảng ninh đà nẵng trọn gói giá rẻ của DNG Travel

5/ Thực hiện khắc con dấu và tiến hành thông báo việc sử dụng về mẫu dấu đến sở KH và đầu tư.

Công ty cần phải làm thông báo về mẫu con dấu dựa vào mẫu trong thông tư số 20/2015/TT-SKHDT của sở KH và đầu tư sau đó dùng tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện nộp thông báo về việc sử dụng mẫu dấu.

Sau thời gian là 03 ngày làm việc thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện đăng tải thông tin nội dung của con dấu qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp QG.

Đối với tài khoản đăng ký kinh doanh sau khi nộp thì có thể được dùng để thực hiện thông báo về tài khoản trong ngân hàng của doanh nghiệp và dung để nộp hồ sơ về thay đổi đăng ký kinh doanh khi sau này có xảy ra phát sinh (có nhiều nội dung khi thay đổi thì phải bắt buộc thực hiện nộp hồ sơ online).

Vì thế việc thành lập công ty online sẽ tiết kiệm về chi phí cũng như công sức đi lại cho công ty một cách đáng kể đối với việc thực hiện nộp trực tiếp hồ sơ đến sở KH và đầu tư mặc dù những thủ tục lúc ban đầu sẽ khá là phức tạp.

>>>Xem thêm ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG của thương hiệu DNG Business uy tín và chất lượng.<<<

II/ Nội dung hồ sơ về thành lập công ty online không có gì khác đối với hồ sơ khi thực hiện nộp trực tiếp gồm có:

* Điều lệ của doanh nghiệp.

* Giấy tờ đề nghị đăng ký công ty.

* Hộ chiếu hay CMND được chứng thực của cá nhân là cổ đông, thành viên, chủ sở hữu của công ty. Bản sao có công chứng của quyết định thành lập, giấy CN đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức có tham gia việc thành lập công ty.

* Danh sách của các cổ đông sáng lập hay danh sách các thành viên trong công ty.

* Bản sao có công chứng của CMND đối với người thực hiện nộp hồ sơ.

* Văn bản về ủy quyền cho người thực hiện nộp hồ sơ hay Hợp đồng về dịch vụ và giấy giới thiệu đối với tổ chức thực hiện nộp hồ sơ. 

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty TNHH DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!


CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến - Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển đến đỉnh cao. Điều này cũng đã tạo điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thành lập công ty, doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp online, trực tuyến.

→ Tham khảo Dịch vụ sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

→ Tham khảo Nhà thầu xây dựng tại Đà Nẵng

→ Tham khảo Tour Bình Dương Đi Đà Nẵng 3N2Đ Hành Trình Trải Nghiệm Mới Lạ..

 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến là gì?

Đăng ký doanh nghiệp online. Hay gọi là đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản giấy.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến bao gồm các giấy tờ theo quy định giống với hồ sơ bằng bản giấy thông thường nhưng được chuyển sang dạng văn bản điện tử theo quy định. Những văn bản điện tử được tạo trực tuyến hoặc được scan từ văn bản giấy theo định dạng “.doc” hoặc “.pdf” , đảm bảo hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy.

Điều kiện hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp online, hồ sơ đăng ký phải đảm bảo:

  • Có đầy đủ các giấy tờ, nội dung các giấy tờ đó cần phải được kê khai đầy đủ theo đúng quy định giống như hồ sơ bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử cần phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy thông thường;

  • Các thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

  • Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm Đất nền hòa xuân tại Đà Nẵng<<<

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến

Đối với trường hợp sử dụng chữ ký số công cộng:

Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký bằng cách tải các văn bản điện tử, kê khai thông tin, ký số và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo yêu cầu;

Bước 2: Nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng;

Bước 3: Trường hợp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đủ điều kiện. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm Danh sách tour du lịch Đà Nẵng<<<

Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:

Bước 1: Tiến hành cấp tài khoản đăng ký kinh doanh bằng cách tải văn bản điện tử các giấy tờ chứng thực cá nhân, sau đó kê khai thông tin;

Bước 2: Sử dụng tài khoản đó để đăng tải văn bản điện tử, kê khai các thông tin và xác thực hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 3 Nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp online;

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và báo cho doanh nghiệp;

Bước 6: Người đại diện theo pháp luật nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp online đến Phòng Đăng ký kinh doanh;

Bước 7: Phòng kinh doanh sẽ đối chiếu dấu mục và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

Thủ tục thành lập công ty mới trọn gói giá thành rẻ

Thủ tục thành lập công ty mới trọn gói giá thành rẻ

Thủ tục thành lập công ty mới với nhiều bước và quy trình chưa rõ ràng, dù vậy, DNG Business hướng dẫn bạn theo cách chi tiết như dưới đây. Và nhiều vấn đề khác xoay quanh việc thành lập công ty mới là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 2 thành viên,  công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân).

Bạn chưa biết muốn mở công ty/ doanh nghiệp ( tnhh 1 thành viên/ 2 thành viên, cổ phần, tư nhân) mới cần phải làm những gì?  Bắt đầu từ đâu?

→ Tham khảo THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG

→ Tham khảo Các bước thủ tục thành lập công ty

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty

DNG Business xin giới thiệu thủ tục thành lập công ty trọn gói từ đầu đến cuối đối với một doanh nghiệp mới mở hoàn chỉnh như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần

Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).     Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm. Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)

Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

>>>Xem thêm THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 2021 , Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng!<<<

Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới

Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp ban đầu khác nhau phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh (loại hình này ít người lựa chọn). Dưới đây là toàn bộ thành phần hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị theo:

2.1.Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  4. a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  5. b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  1. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  2. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  4. a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  5. b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  1. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  2. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.3.Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.4.Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  2. Dự thảo Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 3: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

  1. Cung cấp bản sao y công chứng giấy phép kinh doanh đến cơ sở có chức năng khắc dấu để tiến hành khắc mẫu dẫu pháp nhân.

  2. Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

 Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp (Tư nhân, tnhh, cổ phần…)

Theo quy định của pháp luật, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại sở KH&ĐT cần thực hiện các công việc sau:

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;

  2. Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

  3. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử;

  4. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;

  5. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính) lên chi cục thuế ( Từ ngày 1/11/2017 trở đi không cần nộp mẫu 06 nữa);

  6. Nộp mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định lên chi cục thuế;

  7. Nộp công văn đặt in hóa đơn GTGT lên cơ quan thuế, chờ cơ quan thuế phản hồi chấp thuận đặt in hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn GTGT và nộp thông báo phát hành hóa đơn + hóa đơn mẫu ( liên 2) trên mạng tổng cục thuế (nhantokhai.gdt.gov.vn) 05 ngày trước khi sử dụng;

  8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.

Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các bước thủ tục thành lập doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh + Mã số thuế doanh nghiệp

  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp;

  • Điều lệ công ty ( Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận vốn góp, sổ đăng ký thành viên, đơn đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty);

  • Hoá đơn GTGT;

  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in;

  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&ĐT;

  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;

  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế;

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ;

  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử;

  • Thông báo phát hành hóa đơn;

  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số ;

  • Hóa đơn GTGT TOKEN;

  • TOKEN kê khai thuế qua mạng;

  • Cung cấp biểu mẫu, hợp đồng, văn bản pháp luật thuế, kế toán, lao động theo yêu cầu;

  • Tư vấn về luật thuế, kế toán, bảo hiểm… trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sổ sách kế toán hàng năm khi công ty đi vào hoạt động

 Quy định thời hạn nộp tờ khai thuế lên cơ quan thuế khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

  • Tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT phát sinh phải nộp( nếu có) + báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau;

  • Tiền thuế TNDN doanh nghiệp tạm tính để nộp không phải lập tờ khai.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau.

Quyết toán năm( Báo cáo tài chính): Hạn chót ngày 30/03 năm sau.

Thực ra những quy định của pháp luật về việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hết sức chung chung, người bình thường không có chuyên môn pháp lý khó có thể hiểu và thực hiện được đầy đủ chính xác hồ sơ theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải thực hiện hàng loạt thủ tục đăng ký kê khai thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế, đăng ký mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, đóng thuế môn bài, thực hiện thủ tục để nghị sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn…. Nếu tự thực hiện chỉ có thể thực hiện được một phần nhỏ các thủ tục trong số đó dẫn tới không hoàn thiện được các bước bắt buộc theo quy định  của pháp luật, và sau này sẽ vướng mắc và bị phạt rất nhiều tiền.

Nếu bạn không rành và không thể có đủ kiến thức thời gian và kinh nghiệm thực hiện tất cả các thủ tục ở trên, vui lòng liên hệ công ty tư vấn doanh nghiệp uy tín hàng đầu DNG để thực hiện dịch vụ thành lập công ty và làm mọi việc đó thay cho bạn. Chúc các bạn có được kiến thức bổ ích trước khi thực hiện việc mở công ty.

=> Chúng tôi khuyên bạn nên chọn dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty cũng như đăng ký giấy phép kinh doanh tại công ty DNG Vì chất lượng dịch vụ, uy tín công ty, bảo đảm đúng thời gian không làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai công ty của bạn… Công ty chúng tôi hoạt động với phương châm “Luôn luôn mang đến dịch vụ tốt nhất để đảm bảo tiến độ công việc của khách hàng với chi phí hợp lý nhất!”.

Tham khảo lịch trình tour Đà Nẵng đi Phú Quốc để khám phá miền đất mũi của DANAGO

Trên đây là toàn bộ chia sẻ với quý khách toàn bộ quy trình thủ tục thành lập công ty trọn gói, tùy theo từng loại mô hình công ty mà có hồ sơ chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp. Chúng tôi tư vấn những kiến thức mà các bạn cần khi thành lập công ty, kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp đỡ công ty của các bạn kinh doanh tốt hơn, xin vui lòng liên hệ tư vấn nếu bạn có nhu cầu.

  • → Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty TNHH DNG để thành lập công ty dễ dàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!


CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: 41 Phan Triên, phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: danangnet.vn

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404